Nuôi cá rô đồng bán thâm canh ở Quảng Ninh
Cập nhật lúc:20/06/2019, 12:52
Mô hình nuôi cá rô đồng bán thâm canh thành công
Cá rô đồng là gì?
Cá rô đồng (gọi đơn giản là cá rô) (danh pháp hai phần: Anabas testudineus) là loại cá sống ở môi trường nước ngọt, nước lợ. Chúng có thịt béo, thơm, dai, ngon, có giá trị thương phẩm cao tuy rằng hơi nhiều xương. Kích thước cực đại của chúng có thể tới 250 mm.
Cá rô là loài động vật ăn tạp. Chúng có thể ăn cả các loài động vật thân mềm, cá con và thực vật, kể cả cỏ. Chúng có thể ăn các chất hữu cơ và vô cơ được coi là “bẩn” trong nước. Nó có thể ăn lẫn nhau trong trường hợp đói. Vì vậy phân cỡ rất quan trọng Cá rô đồng có nhiều ở các đồng ruộng khu vực phía Bắc
cá rô có màu xanh từ xám đến nhạt, phần bụng có màu sáng hơn phần lưng, với một chấm màu thẫm ở đuôi và chấm khác ở saumang. Các gờ của vảy và vây có màu sáng. Nắp mang cá có hình răng cưa. Chúng có một cơ quan hô hấp đặc biệt dưới mang là mang phụ, cho phép chúng có thể hấp thụ được ôxy trong không khí. Chúng có răng chắc, sắc, xếp thành dãy trên hai hàm, trên hai hàm còn có răng nhỏ nhọn: hàm răng ở giữa to hơn hai bên và răng có trên xương lá mía.
Cá rô đồng thường sinh sống được ở các loại hình mặt nước: ruộng lúa, ao, mương, rãnh, hào, đầm, sông rạch… Trên thế giới, cá rô phân bố trong khoảng vĩ độ 28° bắc – 10° nam, chủ yếu ở miền nam Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Miến Điện, Ấn Độ,Philippines, châu Phi và các quần đảo giữa Ấn Độ và châu Úc là những khu vực có nhiệt độ trung bình thích hợp cho sự sinh trưởng (từ 22 – 30 °C). Độ sâu sinh trưởng: – 0 m. Chúng được biết đến với khả năng di cư từ ao hồ này sang ao hồ khác bằng cách vượt cạn (cá rô rạch), nhất là trong mùa mưa và thông thường diễn ra trong đêm.
Cá rô đồng từ lúc nở đến lúc phát dục khoảng 7,5 – 8 tháng tuổi. Trọng lượng cá bình quân khoảng 50 – 70gam/con. Cá sẽ mang trứng vào khoảng tháng 11 Âm Lịch (với cá nuôi trong ao, khi trời trở lạnh) và tháng 4 – tháng 5 Âm lịch (với cá tự nhiên). Phân biệt đực – cái: cá đực có thân hình thon dài hơn so với cá cái. Cá đực phát dục có tinh dịch màu trắng, dùng tay vuốt nhẹ dưới ổ bụng từ vây ngực đến vây hậu môn, tinh dịch thoát ra có màu trắng sữa. Đây là lúc chính muồi của sự thành thục, cá đã sẵn sàng cho việc sinh sản. Với cá cái, khi mang trứng, bụng sẽ phình to, mềm. Nếu dùng tay vuốt nhẹ, trứng sẽ vọt ra ngoài báo hiệu cá đang sẵn sàng cho việc sinh sản.
Cá rô đồng
đẻ trong tự nhiên: tự bắt cặp sinh sản. Sau những cơn mưa, hoặc mực nước thủy vực thay đổi (do thủy triều) là điều kiện ngoại cảnh thích hợp – kích thích cá sinh sản. Hình thức sinh sản: bắt cặp sinh sản. Do hưng phấn nên trong quá trình bắt cặp sinh sản, cả cá cái lẫn cá đực sẽ phóng lên khỏi mặt nước liên tục. Bãi đẻ của cá là ven những bờ ao, bờ ruộng – kênh – mương, nơi nước nông – yên tĩnh và có nhiều cỏ – cây thủy sinh. Cá cái sẽ đẻ trứng vào trong nước, đồng thời với lúc trứng được đẻ ra cũng là lúc tinh trùng từ cá đực được phóng ra. Trứng ngay lập tức được thụ tinh và nổi lên trên mặt nước nhờ vào những lớp ván dầu màu vàng được phóng ra cùng lúc với trứng.
Do Cá rô đồng không có tập tính bảo vệ trứng sau khi sinh sản (ngược lại đôi khi còn quay lại ăn cả trứng vừa đẻ ra) nên lượng trứng đẻ ra rất nhiều (bù trừ lượng hao hụt do không thụ tinh, do địch hại), thường > 3000 trứng/cá cái. Trứng sau khi thụ tinh 15 giờ sẽ bắt đầu nở thành cá bột. Thời gian nở phụ thuộc vào nhiệt độ: nhiệt độ từ 22 – 27 độ – phôi cá sẽ chết hoặc trứng nở sau 24h. Nhiệt độ từ 28 – 30 độ: trứng sẽ nở hoàn toàn từ 15 – 22 giờ. Nhiệt độ >30 độ, phôi sẽ chết hoặc cá bột nở ra sẽ bị dị hình.
Trong sinh sản nhân tạo Cá rô đồng: sau khi lựa chọn những cá thể bố mẹ đã thành thục, người ta tiêm kích dục tố mang tên LRHa và cho cá bố mẹ vào những bể sinh sản hoặc lu, khạp có đậy nắp. Khi tiêm khoảng 8 giờ, cá sẽ sinh sản. Mục đích tiêm kích dục tố: cá đẻ đồng loạt sẽ chủ động về số lượng con giống, kích cỡ động loạt, chất lượng con giống Cá bột sau khi nở khoảng 12 giờ có thể tự kiếm mồi trong thủy vực. Cá bố mẹ sau khi sinh sản khoảng 1,5 tháng có thể tái phát dục và tiếp tục sinh sản.
Với gần 10 năm kinh nghiệm nuôi cá rô đồng, ông Tài cho biết: “Cá rô đồng là loài dễ nuôi, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Nuôi cá rô đồng có thể tận dụng các nông sản làm thức ăn cho cá, ngoài ra có thể bổ sung thêm thức ăn công nghiệp. Tuy nhiên giá thức ăn công nghiệp cao nên bà con có thể tận dụng các phụ phẩm, đồ thừa từ bữa ăn của gia đình nấu với cám làm thức ăn cho cá. Mỗi năm, có thể nuôi từ 1 đến 2 lứa cá, lứa thứ nhất bắt đầu ương giống từ tháng 5 âm lịch và nuôi tới tháng 11 là có thể được thu hoạch, lứa thứ 2 bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 âm lịch”.
Từ thành công nhờ nuôi cá rô đồng, khi đã có vốn, ông tiếp tục đầu tư trồng hơn 100 trụ thanh long, nuôi 50 cặp bồ câu cung cấp bồ câu giống cho thị trường với giá 250.000 đồng/đôi, 20 con cá sấu thịt. Nhờ cần cù, chăm chỉ lao động cộng với niềm đam mê học hỏi, xây dựng mô hình VAC có hiệu quả, hiện nay thu nhập của gia đình ông không dưới 250 triệu đồng/năm.
Kỹ Thuật Nuôi Cá Rô Đồng
Cá rô đồng là loài cá sống tự nhiên và rất phổ biến ở Đồng bằng sông Cửu Long. Cá sống được trong điều kiện môi trường nước xấu mà một số loài cá khác không thể sống được. Cá sinh sản cho số lượng trứng lớn, phẩm chất thịt ngon được nhiều người ưa thích, đặc biệt giá cả trên thị trường cao hơn nhiều loài cá khác nên đây là loài cá có giá trị kinh tế khá cao.
Một số biện pháp kỹ thuật khi nuôi cá rô đồng trong ao:
1/ Cải tạo ao nuôi:
– Nếu đào ao mới, cần phải rửa phèn 2-3 lần, sau đó bơm cạn nước rồi rãi vôi bột CaCO3 liều lượng 20 kg/100 m2. Phơi ao 2-3 ngày rồi cho nước vào đạt mức 1,5 m – 2 m.
– Nếu sử dụng ao cũ thì cần phải vệ sinh ao: Làm cỏ xung bờ, bơm cạn nước, vét lớp sình đáy chỉ chừa lại 10-20cm, rồi rãi vôi bột CaCO3 liều lượng 15 kg/100 m2. Phơi ao 3-4 ngày rồi cho nước vào đạt mức 1,5 m – 2 m.
2/ Thả giống:
– Nên chọn chọn mua con giống ở những trại giống có uy tín, con giống có nguồn gốc sinh sản nhân tạo và phải được lọc bỏ cá nhỏ. Không nên sử dụng con giống đánh bắt tự nhiên vì chất lượng sẽ không tốt.
– Mật độ nuôi: 50-60 con/m2 , cở cá giống khoảng 180-200 con/kg.
3/ Thức ăn:
Có thể sử dụng thức công nghiệp hoặc thức ăn tự chế (cá tạp + cám gạo). Cá rô đồng là loài cá ăn động vật nên để cá nuôi cần sử dụng thức ăn có độ đạm cao:
– Thức ăn công nghiệp: Sử dụng loại có độ đạm từ 25-30% trong suốt vụ nuôi.
– Thức ăn tự chế: 70-80% cá tạp + 20-30% cám gạo.
4/ Chăm sóc và phòng trị bệnh:
Cá rô là loài cá có khả năng chịu đựng cao với một số yếu tố môi trường nuôi, nên khi nuôi cá ở mật độ thưa cho ăn đầy đủ và quản lý tốt môi trường nước bằng cách thay nước định kỳ 2-3 ngày/lần thì hầu như cá không bị bệnh.
Bình luận