Mô Hình Nuôi cá trong lồng nhựa của Đan Mạch ở Huế
Cập nhật lúc:20/06/2019, 12:18
Dự án nuôi trồng cá lồng Đan Mạch theo công nghệ tiên tiến vừa được triển khai tại 2 huyện Phú Lộc, Quảng Điền của tỉnh Thừa Thiên – Huế dự kiến sẽ đem lại nhiều hiệu quả đột phá cho ngư dân ở đây.
Theo đó, 2 chi hội nghề cá ở 2 huyện đã được đại sứ quán Đan Mạch tài trợ không hoàn lại 2 lồng nuôi cá “siêu” to để chăn nuôi cá nước lợ ở khu vực đầm phá ven biển với giá trị 1,5 tỷ đồng/lồng và 4.000 con cá giống nuôi thử nghiệm. Dự án cũng bắt buộc trong các hộ dân cùng được nuôi và thụ hưởng ở mỗi huyện phải có 1 hộ nghèo để giúp dân sinh kế.
Lồng có diện tích 300m2, đường kính 20m, có thể tích 339m3 có thể thả được tối đa 1,6 vạn con cá nhiều loài ở trong với nhiều vách ngăn. Bước đầu vào cuối tháng 1/2013, 2 huyện đã thả 4.000 con cá giống loại cá chim vây vàng. Ra tết Quý Tỵ, ngư dân sẽ tiếp tục thả các cá giống khác như cá kẽm, hồng, mú, vẩu. dìa, kình…
Dự án đã điều tra kỹ càng để có thể chọn ra được địa điểm thích hợp nơi đặt lồng cá ở luồng lạch sâu, gần cửa biển để dòng chảy nước lợ có sự vận động luân phiên thường xuyên nhằm tránh tình trạng nước bị ô nhiễm. Bên cạnh đó, ở địa phương phải có các nguồn cá tốt để tận dụng nguồn giống tại chỗ; người dân phải làm ăn chịu khó…
Có mặt tại xã Lộc Bình, huyện Phú Lộc ngày 23/1 và chứng kiến công nghệ nuôi cá theo kiểu Tây này, chúng tôi được cán bộ xã và hộ dân nuôi cá đưa ghe ra khu vực nuôi thuộc cùng nước lợ thôn Tân Bình – cách cửa biển Tư Dung 1,5km.
Qua mục sở thị, lồng cá “khổng lồ” này thực sự rất chắc chắn có hình tròn, neo chặt dưới đáy, thành lồng làm bằng nhựa cứng – dày có thể đi xung quanh nhiều người mà không hề hấn gì. Lồng được đặt sâu từ mặt nước xuống 6m đảm bảo luôn có nguồn nước sạch. Phần đáy có thể kéo ra làm vệ sinh sạch mỗi lúc nào cần. Quan trọng nhất là việc đặt được lồng ở vị trí sâu, gần biển giúp cho môi trường sống của cá được đảm bảo tối đa.
30 người có thể đứng trên lồng.
Theo ông Phan Thế Phúng – Chủ tịch UBND xã Lộc Bình, lồng cá này đã được giao về cho 5 hộ dân. Trong 5 ngày qua, dân đã chính thức thả cá giống chim vây vàng vào nuôi. Thức ăn vẫn là loại “truyền thống” như tép, khuyết, bột. Dự tính khoảng 8 tháng là cá sẽ to, thu hoạch tốt và nhanh với năng suất cao hơn 90%.
“Trước đây, cá lồng nuôi ở vùng nước lợ xã chúng tôi đạt khoảng 70-80%. Do nhiều yếu tố như độ mặn thay đổi, thời tiết, công nghệ nuôi nên năng suất chưa cao lắm. Việc được Đan Mạch giúp đỡ để lần đầu lồng cá được đặt ở vị trí một luồng sâu gần cửa biển sẽ rất thuận lợi cho việc nuôi cá vì từ xưa đến giờ, ngư dân xã không có phương tiện để làm. Nếu thành công, dự án sẽ mở ra triển vọng xóa nghèo cho nhiều ngư dân ở đây” – ông Phúng nói.
Một số hình ảnh về lồng cá công nghệ Đan Mạch lần đầu tiên áp dụng tại Huế:
Khu vực đặt lồng phải ở nơi nước sâu, gần cửa biển
Các vành xung quanh làm bằng nhựa rất chắc chắn
Lưới theo tiêu chuẩn quốc tế
Mỗi ngày ngư dân chèo ghe ra lồng cho cá ăn 2 lần.
Đứng trên lồng cá nhìn về xa khoảng gần 1,5km là cửa biển.
Thừa Thiên – Huế: Nuôi cá xen ghép bằng lồng của Đan Mạch mang lại hiệu quả
Đó là kết quả của đề tài khoa học “Xây dựng mô hình quản lý, nuôi một số loài cá có giá trị bằng lồng của Đan Mạch ở vùng cửa biển tỉnh Thừa Thiên Huế” được Sở Khoa học & Công nghệ Thừa Thiên Huế tổ chức nghiệm thu vào chiều 13/5.
Đề tài do Chi cục Nuôi trồng Thủy sản tỉnh Thừa Thiên – Huế thực hiện từ tháng 4/2014 đến 3/2015 thông qua xây dựng và thực hiện mô hình thí điểm nuôi ghép cá hồng mỹ, cá chim trắng và cá dìa bằng lồng Đan Mạch tại 13 hộ dân thuộc hai xã Hải Dương (Hương Trà) và Lộc Bình (Phú Lộc). Quá trình thực hiện, đơn vị chủ trì tiến hành khảo sát điều kiện môi trường nước, tập huấn kỹ thuật nuôi cho cán bộ, người dân và thành lập mô hình quản lý cộng đồng hỗ trợ phát triển sản xuất. Mô hình trên mang lại hiệu quả kinh tế cao, lãi đạt hơn 40%
Bình luận