Việt Nam chiếm 1/3 lượng tôm NK vào Úc

Cập nhật lúc:20/06/2019, 12:05

 1.2.1 Bệnh đốm lá lớn ở ngô (Helminthosporium turcicum)*Đặc điểm nhận biết

Vết bệnh dài và có dạng tròn hoặc bầu dục, mầu nâu hoặc xám bạc, không có quầng vàng. Nếu bệnh nặng, nhiều vết hòa lẫn với nhau làm cho cả phiến lá khô táp. Lá mất màu, héo khô và giòn.

*Tác nhân gây bệnh

Bệnh do nấm  Helminthosporium   turcicum  gây ra

*Điều kiện phát sinh phát triển bệnh

Bệnh đốm lá lớn thường phát sinh gây hại ở những ruộng ngô xấu, kém phát triển; những ruộng đất xấu, đất trũng hay bị úng nước, ruộng có kết cấu thịt nặng, chặt, dễ đóng váng,  hoặc những ruộng thường xuyên bị thiếu nước…làm cho cây ngô sinh trưởng kém, còi cọc, không phát triển được cũng là điều kiện để bệnh phát sinh gây hại nhiều hơn những ruộng khác, lá già sát gốc thường phát sinh trước, bệnh nặng có thể lan lên những lá trên. Nấm xâm nhập vào lá chủ yếu qua khí khổng, phần lớn ở các bộ phận non trên cây.

Nhiệt độ sinh trưởng của nấm là 5 – 8 oC, 27 – 35 oC.

*Biện pháp phòng trừ

– Luân canh trồng ngô với cây họ đậu.

– Dùng giống ngô chống bệnh

– Thu gom tàn dư cây ngô rồi đưa ra khỏi ruộng tiêu huỷ.

– Bón phân đầy đủ và cân đối cho cây ngô. Tăng cường bón kali cho ngô

–  Xử lý hạt giống ngô bằng nước nóng 52oC trong 10 phút.

1.2.2 Bệnh đốm lá nhỏ ở ngô (Helminthosporium maydis )

 

*Đặc điểm nhận biết

Trên lá: Ban đầu vết bệnh chỉ nhỏ như mũi kim, mầu hơi vàng sau đó phát triển dần thành hình tròn, bầu dục hoặc vô định hình, màu sắc và kích thước vết bệnh có thay đổi. Bệnh xuất hiện ở tất cả các bộ phận của cây ngô: lá, thân, bắp nhưng chủ yếu trên lá. Bệnh có thể phát sinh rất sớm ngay từ khi cây ngô mới ra được 2-3 lá.

So với bệnh đốm lá lớn thì bệnh này có vết nhỏ hơn, nhiều hơn.

*Tác nhân gây bệnh

Bệnh do nấm Helminthosporium maydis gây ra

*Điều kiện phát sinh phát triển bệnh

Bệnh phát sinh trong điều kiện khí hậu ẩm ướt, bào tử nấm hình thành rất nhiều, nhất là ở các đốt thân, phiến lá, vỏ bắp tạo thành một lớp lông tơ màu nâu hoặc đen.

Bệnh đốm lá thường gây hại nhiều ở những ruộng ngô xấu tức là  những ruộng không có sự đầu tư thâm canh làm cho cây còi cọc, xấu. Ngoài ra những ruộng đất xấu, đất trũng hay bị úng nước, ruộng có kết cấu thịt nặng, chặt,  hoặc những ruộng thường xuyên bị thiếu nước…làm cho cây ngô sinh trưởng kém, còi cọc, không phát triển được.

*Biện pháp phòng trừ

– Nên gieo trồng ngô ở những ruộng  đất thịt nhẹ hoặc cát pha, có hệ thống tưới tiêu tốt, đảm bảo thoát nước trong mùa mưa và có đủ nguồn nước để chủ động tưới cho cây ngô trong mùa khô, tạo cho cây ngô sinh trưởng và phát triển thuận lợi.

– Thu gom sạch sẽ những tàn dư của cây ngô bị bệnh sau thu hoạch… Trước khi gieo trồng cần cày, bừa ruộng kỹ để chôn vùi tàn dư cây bệnh tiêu diệt nguồn  bệnh lây lan cho ngô vụ sau.

– Chăm sóc, bón phân và tưới nước đầy đủ đúng kỹ thuật để phòng ngừa bệnh.

– Khi ruộng đã bị bệnh sử dụng một trong những loại thuốc như: Tilt super 300EC; Daconil; Ridomil; Validacin; Mannozeb 80WP…để phun xịt. Trước khi phun đọc kỹ hướng dẫn cách sử dụng thuốc in trên vỏ bao bì.

– Nếu ruộng thường xuyên bị bệnh gây hại nặng nên luân canh với một số loại rau mầu khác, để hạn chế và phòng bệnh.

1.2.3 Bệnh gỉ sắt ngô (Puccinia maydis)

 

*Đặc điểm nhận biết

Vết bệnh đầu tiên là những chấm màu vàng trong đến vàng nhạt, nằm rải rác trên phiến lá. Sau  tạo những u nổi làm cho tế bào bị nứt, bên trong chứa một khối bột có màu nâu đỏ vàng, khi còn non có màu vàng gạch. Cuối giai đoạn sinh trưởng bệnh phát triển nhiều, phủ kín lá, ổ màu đen tạo thành các vết đen dài trên phiến lá.

*Tác nhân gây bệnh

Bệnh do nấm Puccinia maydis  gây ra.

*Đặc điểm phát sinh phát triển bệnh

– Bệnh tồn tại trên tàn dư lá bệnh, hạt, bắp. Nhiệt độ thích hợp cho bệnh phát triển là 17-180C. Những ruộng chăm sóc không đầy đủ, cây sinh trưởng kém, bệnh phát sinh sớm, hại nặng, lá khô rụi, tàn sớm, năng suất giảm  20%.

– Nấm giữ lại vụ sau chủ yếu  bằng bào tử hạ trên tàn dư cây ngô và trên hạt giống.

– Bệnh xuất hiện nhiều vào giai đoạn cây ra hoa.

*Biện pháp phòng trừ

– Vệ sinh đồng ruộng, tiêu diệt nguồn bệnh. Tăng cường thâm canh.

– Dùng thuốc trừ nấm: New Kasuran; Dithane; Anvil; Kumulus; Cavil; Tilvil; Vectra; Copper – zin C…

1.2.4 Bệnh ung thư ngô ( Ustilago zeae Ung )

 

*Đặc điểm nhận biết

Bệnh thường xuất hiện ở bắp ngô là chính. Mới đầu chỗ bị bệnh chỉ nổi lên như một bọc nhỏ, mầu trắng nhẵn, sau đó cứ lớn dần và tạo thành dạng vô định hình, phình to ra, nhiều khía cạnh, mầu trắng, bên trong là một khối rắn mầu vàng nhạt, sau biến dần thành bột mầu đen, bóp dễ vỡ.

Khi những khối u này chín thuần thục thì bên trong chứa một khối lớn  sợi nấm đã biến thành bào tử hậu.  Những khối u này vỡ ra, bào tử hậu sẽ được tung ra, đây chính là nguồn bệnh lây lan trên đồng ruộng.

Bệnh rất dễ phân biệt với các bệnh khác vì chỗ bị bệnh bao giờ cũng tạo những u sưng.

*Tác nhân gây bệnh

Bệnh do nấm Ustilago zeae Ung  gây ra.

*Điều kiện phát sinh phát triển bệnh

Bệnh thường phát sinh và gây hại nhiều hơn ở những ruộng gieo trồng dầy, bón quá nhiều phân đạm.

Nguồn bệnh ban đầu trên đồng ruộng trước khi gieo trồng vụ ngô sau chính là bào tử hậu chứa trong các khối u trên ruộng, hoặc bám dính trên hạt giống…của vụ trước để lại. Bệnh thường lan truyền nhờ gió, nhờ nước tưới. Nấm bệnh xâm nhập vào cây qua các vết thương cơ giới do mưa gió, do con người vô ý tạo ra trong qúa trình chăm sóc hoặc qua những vết thương do côn trùng sâu hại cắn, gặm, chích hút…

*Biện pháp phòng trừ

– Vệ sinh đồng ruộng, đem tiêu hủy cây bị bệnh. Cày sâu bừa kỹ ruộng. Thu dọn toàn bộ bắp ngô bị bệnh đem tiêu hủy.

– Sử dụng giống khoẻ; nguồn giống từ những ruộng sạch bệnh.

– Trước khi gieo cần xử lý hạt giống nếu có điều kiện: Dùng Roval 50WP lượng 2kg/tấn hạt giống.

– Luân canh với các cây trồng khác.

– Nếu ruộng thường xuyên bị bệnh gây hại nặng bạn nên luân canh một vài vụ với cây trồng nước như lúa, một số lọai rau trồng nước để tiêu diệt nguồn bệnh trong đất, biện pháp này nếu làm đồng lọat trên diện rộng mới có hiệu qủa cao

1.2.5 Bệnh Héo cây ngô (Bacterial Stewarti E.F.Smith)

 

*Đặc điểm nhận biết

Trên lá có những vết sọc màu vàng nhạt, khi vết bệnh phát triển lan dần vào thân làm cho cây bị thấp lùn, phát triển kém, héo nhanh và chết. Cắt ngang thân cây ngô bị bệnh, từ các bó mạch tiết ra các giọt dịch màu vàng chứa đầy vi khuẩn.

*Tác nhân gây bệnh

Bệnh do vi khuẩn Bacterial Stewarti E.F.Smith gây ra.

*Điều kiện phát sinh phát triển

Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện độ ẩm cao, mưa nhiều.

Điều kiện thích hợp cho vi khuẩn sinh trưởng là nhiệt độ 30oC, pH 6-8. Bệnh lây lan qua hạt giống, tàn dư cây bệnh trong đất và đặc biệt là côn trùng môi giới Chaetocnema pulicaria (cánh cứng đục lá).

*Biện pháp phòng trừ

– Chọn, tạo và gieo trồng giống kháng bệnh.

– Xử lý hạt giống trước khi gieo bằng nước nóng hoặc bằng thuốc.

– Phun thuốc trừ sâu lan truyền bệnh.

– Phun chất kháng sinh trừ vi khuẩn: 2S Sea & Sec 12WP; 12DD; hòa tiếp 50SP Sat 4SL. Có thể dùng các loại thuốc: Kasumil; TP – Zep 18EC.

 2.1.6 Bệnh khảm ngô (Maize dwarf mosaic virus)

 

*Triệu chứng

Ở gốc lá có các chấm màu đậm xen lẫn với màu nhạt, sau đó hoà hợp với nhau thành từng vết dọc theo phiến lá, lá bệnh chuyển dần sang màu vàng, về sau ở ria và đỉnh lá có pha sắc đỏ, màu đỏ dần hiện rõ lên. Cây thấp, lá co ngắn, có hiện tượng khảm đặc biệt rõ ở lá non và lá bánh tẻ. Bệnh sớm và nặng làm cho bắp bé đi, không có hạt hoặc rất ít hạt.

*Tác nhân gây bệnh: Bệnh do virus Maize dwarf mosaic gây ra

*Đặc điểm phát sinh phát triển bệnh

– Môi giới truyền bệnh là rệp. Virus có thể truyền qua tiếp xúc, qua hạt giống.

– Ngô ở vùng thâm canh, được chăm bón tốt, số cây bị nhiễm bệnh cao hơn nhưng mức độ bệnh nhẹ hơn. Còn ở vùng ít thâm canh, tỷ lệ cây bệnh thấp hơn song mức độ bệnh nặng hơn ở từng cây.

*Biện pháp phòng trừ

– Chọn cây sạch bệnh để lấy hạt làm giống

– Diệt côn trùng môi giới truyền bệnh (rệp)

– Vệ sinh đồng ruộng, làm sạch cỏ dại, thâm canh cây ngô.

2.1.7 Bệnh virus sọc lá ngô (Maize streak virus)

 

*Đặc điểm nhận biết

– Trên lá, các vệt bệnh màu vàng và vàng sáng, nằm rải rác trên khắp bề mặt phiến lá. Toàn bộ phiến lá chuyển thành mầu xanh đậm hơn các cây khoẻ. Khi ngô già các vùng bị bệnh chuyển thành màu nâu hoặc có màu đỏ, chết từng đám. Vào cuối giai đoạn sinh trưởng của ngô trên tất cả các lá ngô đều có các vết sọc. Triệu chứng điển hình là các gân lá ở mặt dưới dày lên. Trên rễ các cây bị bệnh nặng xuất hiện các đám tế bào bị chết dài vào khoảng 1 cm, toàn bộ hệ thống các rễ yếu đi. Các rễ con bị chết sớm

*Tác nhân gây bệnh

– Bệnh do virus Maize streak gây nên. Virus gây bệnh truyền bệnh chủ yếu bằng con đường môi giới là các loại rầy  Calligypona pellucida, C.marginata, C.propinqua…Virus phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ từ 17 – 24oC.

*Biện pháp phòng trừ:

– Dùng giống chống bệnh

– Gieo ngô đúng thời vụ

– Phun thuốc trừ môi giới truyền bệnh bằng các loại thuốc đặc hiệu: Cypermethrin, Dimethoate, Nereistoxyn, …

2.1.8 Bệnh thối thân, tướp lá ngô (Pseudomonas alboprecipitanas )

 

 *Triệu chứng

– Bệnh làm thối phần trên của thân và gây ra các vết bệnh trên lá.

– Trên lá, ban đầu vết bệnh ươn ướt như giọt dầu, về sau  phần giữa vết bệnh khô, nhưng chung quanh vẫn còn một viền màu nhạt, sau tạo thành vết bệnh trên lá dài, kích thước rất khác nhau, cuối cùng lá bị bệnh rách theo chiều dọc và tướp ra.

– Thân cây ngô thường bị thối bắt đầu ở phần trên ngang gần mắt đóng bắp. Trên bề mặt  dóng thân xuất hiện các sọc màu nâu đỏ, còn phần bên trong thân thì bị thối nâu hoặc thối đen.

– Hiện tượng thối thân càng phát triển, ngọn cây ngô bị héo và chết, hoa cờ không phát triển được.

*Tác nhân gây bệnh

– Bệnh do vi khuẩn Pseudomonas alboprecipitanas Rosen gây ra

*Điều kiện phát sinh phát triển bệnh

– Nhiệt độ thích hợp cho vi khuẩn lây lan và phát triển là 25-35 oC. Vi khuẩn giữ lại trên vụ sau trong tàn dư cây trồng  trên đồng ruộng.

*Biện pháp phòng trừ

– Thực hiện chế độ luân canh ngô với cây lúa nước và các cây rau đậu…

– Sau thu hoạch dọn sạch tàn dư cây trồng đem ra khỏi ruộng và tiêu huỷ

– Chăm sóc, làm cỏ cho ngô. Tránh gây ra những vết thương cho cây và lá hạn chế sự xâm nhập qua các vết thương cơ giới.

– Gieo trồng các giống ngô chống bệnh.

– Diệt sạch cỏ dại trên đồng ruộng

– Dùng một số loại thuốc trừ vi khuẩn đặc hiệu phun trừ bệnh trên ngô theo chỉ dẫn.

2.1.9 Bệnh khô vằn ngô

Bệnh khá nguy hiểm và khá phổ biến ở ngô. Bệnh do nấm Rhizoctonia solani gây ra, gây hại trên lá, bẹ, bắp. Bệnh xuất hiện quanh năm, nhất là vụ hè thu. Bệnh thường gây hại trên những ruộng trồng dày, ít thông thoáng, bón nhiều đạm cây tốt lớp, yếu ớt, những ruộng trồng ngô chuyên canh liên tục, hoặc trồng trên đất trồng lúa vụ trước đã bị bệnh khô vằn…

Nấm Rhizoctonia solani Kiihn gây hại trên nhiều loại cây khác nhau nh­ lúa, ngô, cà chua, khoai tây, thuốc lá, lạc, đậu đỗ, bông, cải bắp, xà lách v.v… Tùy theo loại cây và giai đoạn sinh trưởng của cây mà bệnh có nhiều triệu chứng khác nhau nh­ thối đen rễ, lở cổ rễ, thối gốc thân, khô vằn (đốm vằn), thối lá. Hại ở thời kỳ cây con ở rễ, cổ rễ ủng nước nâu đen, cây đổ rạp gọi là bệnh lở cổ rễ (cà chua, thuốc lá vườn ­ơm, đậu đỗ…). Trên ngô, bệnh hại trên bẹ, phiến lá, thân và bắp ngô tạo ra nhiều vết lớn loang lổ, đốm vằn da hổ, hình dạng bất kỳ nh­ hình đám mây. Vết bệnh lan từ lá phía d­ới gốc lên bắp, cờ, làm cây tàn lụi, bắp thối, gây tổn thất lớn trên các giống ngô mới.

* Triệu chứng bệnh

Bệnh hại trên các bộ phận phiến lá, bẹ lá, thân và bắp ngô tạo ra các vết bệnh lớn màu xám tro, loang lổ đốm vằn da hổ, hình dạng bất định như dạng đám mây. Vết bệnh lan từ các bộ phận phía gốc cây lên tới áo bắp và bắp ngô, bông cờ làm cây, lá úa vàng tàn lụi, khô chết bắp thối khô. Vết bệnh khô vằn ngô cũng tương tự vết bệnh khô vằn hại trên lúa.

*Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh do nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây ra, thuộc lớp Nấm Trơ (Mycelia sterilia); ở giai đoạn hữu tính là Thanatephorus cucumeris (Frank) Donk thuộc lớp Nấm Đảm. Nấm này là loài nấm đa thực có phổ ký chủ rất rộng (lúa, ngô, khoai tây, thuốc lá, lạc, cà chua, bông, cải bắp, đậu đỗ, bèo tây,….) nhưng loài nấm này có rất nhiều chủng loại các nhóm liên hợp AG (Anatomis group) khác nhau khi hại trên các cây trồng khác nhau. Những mẫu khô vằn hại ngô (Hà Tây, Hà Nội, Thanh Hoá, ….) đã xác định được nấm gây bệnh thuộc nhóm AG1- type 1 (AG1- 1A) theo hệ thống giám định Rhizoctonia solani của Baruch Such và cộng tác viên năm 1998. Chúng là loại có hạch tương đối lớn 1,1 – 2,6mm, màu nâu không đồng đều, dạng tròn, sợi nấm có tốc độ sinh trưởng nhanh khoảng 30mm/ngày trên môi trường PDA ở nhiệt độ cao 28 – 300C. Các nguồn nấm trên ngô có thể lây bệnh chéo trên lúa và ngược lại từ lúa trên ngô. Tỷ lệ phát bệnh cao, tỷ lệ tiềm dục ngắn 4 – 5 ngày. Nguồn bệnh tồn tại chủ yếu trên tàn dư cây bệnh, trong đất ở dạng hạch nấm có sức sống lâu dài trên một năm.

*Đặc điểm phát sinh, phát triển bệnh

Bệnh gây hại ở các vụ ngô đông, xuân và hè thu. Ở vụ ngô xuân bệnh hại nặng thường phát sinh vào thời kỳ 6 – 7 lá, sau đó phát triển mạnh tăng nhanh tỷ lệ bệnh vào thời kỳ ra bắp đến thu hoạch làm khô chết cây con, hoặc thối hỏng bắp ngô. Bệnh hại nghiêm trọng trên các giống ngô mới như LVN – 10, DK – 888, Bioseed 9681,v.v…..

Các yếu tố thời vụ, chế độ tưới nước, mức bón phân đạm, mật độ gieo trồng đều có ảnh hưởng tới mức độ nhiễm bệnh khô vằn trên ngô. Thời vụ gieo muộn (vụ xuân), tưới nhiều, bón phân đạm quá nhiều (trên 12 kg N/sào Bắc bộ), một độ trồng dầy (> 2.500 cây/sào Bắc bộ) đều có thể nhiễm bệnh khô vằn ở mức cao hơn so với thời vụ gieo sớm, bón đạm vừa phải, cân đối và trồng mật độ thấp hơn (1.700 cây/sào).

*Biện pháp phòng trừ

Chọc lọc trồng những giống ngô ít nhiễm bệnh, hạt giống tốt, gieo đúng thời vụ. Mật độ trồng vừa phải, không trồng quá dầy, tránh úng đọng nước. Vệ sinh đồng ruộng, thu dọn tiêu huỷ các tàn dư thân lá cây ngô bệnh sau thu hoạch. Làm đất, ngâm nước ruộng để diệt trừ nguồn bệnh là hạch nấm và tàn dư trong đất.

Khi bệnh xuất hiện có thể phun thuốc Validacin 5SL (1,5 l/ha); Tilt super 300ND 0,1% ( 0,4 l/ha); Rovral 50WP – 0,2% (1,5 kg/ha). Phun 2 – 3 lần cách nhau 10 ngày, kết hợp tỉa bóc lá bệnh khô chết trên cây.

Bón chế phẩm Trichoderma vào đất trước khi gieo trồng hoặc pha nước tưới gốc sau khi cây con đã mọc, phun vào gốc, mặt đất và cây con khi chớm có bệnh trên đồng ruộng.

                                                                                          K.s Phạm Công Khải

Bình luận

Bản quyền © 2019.