Mô hình nuôi cá Dìa thương phẩm cho năng suất cao ở Quãng Ngãi
Cập nhật lúc:20/06/2019, 12:06
Mô hình nuôi cá Dìa thương phẩm đã được triển khai tại phường Phú Hải, TP Đồng Hới và xã Đồng Trạch, huyện Bố Trạch trên diện tích 4.000 m2.
Cá dìa (Siganus gustatus) có giá trị kinh tế. Nhờ đặc tính ăn tạp, chúng được nuôi kết hợp với tôm sú và được xem là loài nuôi hiệu quả trong ao nuôi tôm dịch bệnh.
Đặc điểm sinh học
Cá dìa có hình bầu dục dẹt 2 bên, mắt to tròn, đầu nhỏ, thân trơn nhẵn, màu hơi đen, trên thân có những chấm vàng sẫm, bụng màu bạc, vây lưng và vây hậu môn có gai cứng. Cá trưởng thành dài 25 – 30cm, trọng lượng 1 – 2kg, ngoài tự nhiên thường bắt được cá khoảng 0,5 – 0,7kg.
Ở nước ta, cá dìa có ở hầu hết các tỉnh ven biển; trong đó nhiều nhất tại các vùng biển Quảng Thái (Thừa Thiên – Huế), vùng hạ lưu sông Thu Bồn và các bãi bồi thuộc tỉnh Quảng Nam, vùng hạ lưu sông Hiếu và sông Bến Hải (Quảng Trị)…
Cá dìa là loại di cư và sống theo bầy đàn. Chúng thành thục sau 1 – 2 năm tuổi, sinh sản ở vùng nước lợ. Khi còn nhỏ, chúng sống chủ yếu ở vùng đầm phá cửa sông, trưởng thành thì di cư ra biển, tìm đến các ghềnh đá, bãi san hô… để sinh sản. Mùa sinh sản (tháng 5 – 6 dương lịch), trứng cá nở thành cá bột theo thủy triều dạt vào các bãi bồi để sinh trưởng và phát triển. Cá dìa thích ứng nồng độ muối trong nước biển từ 5 đến 37‰ và sinh trưởng thích hợp nhiệt độ 24 – 280C.
Cá dìa hoạt động và kiếm mồi ban đêm, thức ăn chủ yếu là thực vật thủy sinh, mùn bã hữu cơ; trong điều kiện nuôi, chúng có thể ăn thức ăn tổng hợp.
Ngoài tự nhiên, cá dìa sau 1 năm tuổi có thể đạt trọng lượng trung bình 0,4 kg/con. Trong điều kiện nuôi, chúng có thể đạt trọng lượng 0,5kg sau 6 tháng. Cá sử dụng tốt thức ăn tự chế và thức ăn công nghiệp với hàm lượng đạm 20 – 25%.
Năm 2015, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Quảng Bình đã triển khai mô hình nuôi cá Dìa thương phẩm tại vùng nuôi trồng thủy sản mặn lợ của phường Phú Hải, TP. Đồng Hới và xã Đồng Trạch, huyện Bố Trạch trên diện tích 4.000 m2.
Trong những năm qua, phong trào nuôi trồng thủy sản tỉnh Quảng Bình có những bước phát triển đáng kể. Bên cạnh những kết quả đạt được cũng gặp không ít khó khăn do giá tôm nguyên liệu thấp, dịch bệnh thường xảy ra tại các vùng nuôi tôm trong ao đất.
Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thời tiết ngày càng diễn biến phức tạp, môi trường ở các vùng nuôi tôm lâu năm bị ô nhiễm, dịch bệnh thường xuyên xảy ra, đã làm cho người nuôi tôm luôn phải đối mặt với nhiều rủi ro.
Trước tình hình đó, việc lựa chọn, bổ sung các đối tượng nuôi mặn, lợ có giá trị kinh tế đưa vào nuôi luân canh, xen canh tại các vùng nuôi tôm thường xảy ra dịch bệnh nhằm thay đổi môi trường, đồng thời đa dạng hóa đối tượng nuôi là rất cần thiết.
Cá Dìa là đối tượng có giá trị kinh tế cao, thuộc loài cá rộng muối, thịt thơm ngon chứa nhiều chất béo, bổ dưỡng, ít xương, được thị trường ưa chuộng. Được sự đồng ý của Sở Nông nghiệp và PTNT.
Năm 2015, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Quảng Bình đã triển khai mô hình nuôi cá Dìa thương phẩm tại vùng nuôi trồng thủy sản mặn lợ của phường Phú Hải, TP Đồng Hới và xã Đồng Trạch, huyện Bố Trạch trên diện tích 4.000 m2.
Ông Võ Đại Chung, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Quảng Bình cho hay, kết quả sau 6 tháng triển khai cho thấy, cá có tỉ lệ sống trên 85%, trọng lượng thu hoạch trung bình 160 g/con, sản lượng ước đạt 800 kg.
Với giá bán trên thị trường như hiện nay là 200.000 đồng/kg sẽ cho doanh thu 160 triệu đồng, sau khi trừ đi các chi phí trực tiếp hộ gia đình lãi trên 82 triệu đồng. Bên cạnh đó, hiệu quả đạt được của mô hình tạo tiền đề bổ sung đối tượng nuôi mới, luân canh, xen canh với các đối tượng tôm, cua nhằm hạn chế suy thoái môi trường, dịch bệnh, tiến tới nuôi bền vững; khai thác tiềm năng ao hồ nuôi thủy sản mặn, lợ, hồ nuôi tôm kém hiệu quả hoặc bị bỏ hoang sang nuôi cá Dìa; tạo việc làm, tăng thu nhập cho người nuôi.
Cá dìa – Loài nuôi nước lợ đáng giá
Nhờ đặc tính ăn tạp nghiêng về thực vật và mùn bã hữu cơ, cá dìa được nuôi ghép với tôm sú. Trong ao nuôi, cá dìa tận dụng tốt nguồn rong, tảo và một phần thức ăn thừa cùng mùn bã hữu cơ, giúp môi trường nước nuôi sạch hơn, giảm thiểu dịch bệnh. Với giống lớn, mật độ thả ghép thưa (0,5 – 1 con/m2) sau 4 – 5 tháng nuôi cùng tôm, cá dìa có thể cho thu hoạch 0,8 – 1 tấn/ha, tỷ lệ sống 60% trở lên lợi nhuận ước đạt 70 – 80 triệu đồng/ha. Quan trọng hơn cả, khi nuôi ghép với tôm sú, tôm vẫn phát triển tốt, ít dịch bệnh, giảm được chi phí thuốc và hóa chất trong quá trình nuôi.
Bình luận