Cách chọn và thả tôm sú giống vào vuông tôm
Cập nhật lúc:20/06/2019, 13:20
Cách chọn tôm con ( tôm post ) và thả tôm sú giống vào vuông tôm
Tôm sú (tên khoa học: Penaeus monodon) là một loài động vật giáp xác đại dương được nuôi để dùng làm thực phẩm.
Phân bổ tự nhiên của loài này là khu vực Ấn-Tây-Thái Bình Dương, trải từ bờ đông châu Phi, bán đảo Ả Rập, đến tận Đông Nam Á và biển Nhật Bản. Ở đông Úc cũng có loài này, và một lượng nhỏ tôm sú cũng đi vào Địa Trung Hải qua kênh đào Suez. Ngoài ra còn có ở Hawaii và bờ biển Đại Tây Dương của Mỹ
Cả con đực lẫn con cái đều đạt tới kích thước khoảng 36 cm chiều dài, con cái có thể nặng tới 650 g, khiến nó trở thành loài tôm pan đan lớn nhất thế giới.
P. monodon là loài tôm pan đan được nuôi rộng rãi nhất trên thế giới, mặc dù loài tôm thẻ chân trắng Litopenaeus vannamei ngày càng chiếm ưu thế. Hàng năm hơn 900.000 tấn tôm sú được tiêu thụ, hai phần ba số đó đến từ các trại tôm ở Đông Nam Á.
Tôm giống
Không nhiễm SEMBV (dùng máy PCR kiểm tra)
Không nhiễm vi khuẩn phát sáng
Không bị nhiễm gregarine
1. Trại giống
Vệ sinh tốt
Quản lý môi trường nước tốt
Tôm bố mẹ chất lượng tốt
Sản xuất tôm giống tốt và không nhiễm SEMBV
2. Tôm giống (PL15 – 25)
Khỏe và không nhiễm SEMBV – kiểm tra bằng máy PCR
Xét nghiệm để cho ra tôm giống tốt và khoẻ bằng phương pháp Wanuchsoontron
Tham khảo: Tài liệu đào tạo công nhân kỹ thuật sản xuất giống tôm sú (P. Monodon) – (Trung tâm nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản – Đại học Thuỷ Sản)
a. Kiểm tra bằng cách quan sát
Đặc điểm bên ngoài và hoạt động của tôm giống
Độ dài cơ thể của tôm giống 11-12mm
Cỡ tôm giống tương đương với nhau
Không dị hình
b. Kiểm tra bằng kính hiển vi
- Vi khuẩn phát sáng
- Cơ thịt đục
- Kí sinh vật bên trong và ngoài
- MBV (Monodon baculo virus)
- GMR (Gut-Muscle) >= 1:4: bằng cách so sánh bề dày của đường ruột so với thân, khoảng ở giữa của đốt cuối cùng.
c. Kiểm tra sự căng thẳng:
- Formaline test 100-150ppm. 2giờ
- hoặc giảm độ mặn đột ngột 15ppt.
- Loại A 90-100% còn sống Loại B 80-89% còn sống Loại C
3. Vận chuyển và thả tôm
Sau khi đã chọn xong tôm giống cần làm theo một số yêu cầu sau trong thời gian vận chuyển tôm giống đến chỗ mới:
- Cân bằng độ mặn trước khi vận chuyển giống để có độ mặn tương đương giữa 2 môi trường nuôi.
- Thay đổi nhiệt độ nước trong bao chứa tôm đến khoảng 230C (từ 270C-280C giảm xuống 250C-260C và sau đó giảm xuống còn 230C-240C mỗi lần hạ nhiệt độ như vậy khoảng 5 phút.)
- Đựng tôm giống PL15 khoảng 4,000 con/lít nước và cho dầu sục khí vào bao (Macrogard 40cc./400litters)
- Thùng bên ngoài nên bỏ đá lạnh vào để giữ nhiệt.
- Tôm giống nên được đưa đến chỗ nuôi trong vòng 23 đến 24 giờ.
- Một bao tôm giống cho vào một bể cỡ 1m x 1m x1m để kiểm tra mật độ và tỷ lệ sống.
- Làm cho tôm giống thích nghi với môi trường mới trong vòng 1-3 giờ (Macrogard 80cc./400 lit): Tôm giống mới vận chuyển về nên thả túi xuống ao chừng 15-30 phút để nhiệt độ giữa nước trong túi tôm và nhiệt độ nước trong ao cân bằng. Sau đó nên đổ các túi tôm vào thau, tránh để tôm dính lại trong túi, múc nước ao pha vào thau dần dần, mỗi lần 1 ít. Vừa pha vừa quan sát tôm đã thích nghi được thì thả vào ao nuôi. Tôm chưa thích nghi khi thả ra thường bơi nổi trên mặt nước, vẻ yếu ớt. Đứng ở đầu hướng gió, thả tôm giống ra từ từ, tránh làm đục nước ao. Sau khi thả xong quan sát khả năng phân tán của tôm trong ao nuôi, nếu tôm tụ lại từng đám thì dùng tay hoặc thau khua nước nhè nhẹ để phân tán tôm đều trong ao Sau khi thả tôm xong, cần theo dõi hàng ngày để tính tỉ lệ sống, xác định lượng tôm có trong ao để điều chỉnh thức ăn khi nuôi.
4. Ương và thả tôm ở độ mặn thấp
- Cho trại giống ổn định độ mặn của nước sao cho phù hợp với nước ao nuôi hoặc chênh lệch nhau không quá 5ppt, bằng cách giảm độ mặn khoảng 2-3ppt mỗi ngày.
- Nếu trại giống không thể làm được, có thể ngăn một khoảng trong ao nuôi 100m2 (thả 800-1,000 con/m2), sau đó cho lấy nước từ ao chứa có độ mặn hoặc nước muối rất mặn để làm cho nước trong khu được ngăn lại ở khoảng 10-15ppt. Cho tôm giống vào nuôi khoảng 7-10 ngày, đồng thời thêm nước từ ao nuôi vào dần dần cho phù hợp, cuối cùng lấy vách ngăn ra ngoài.
- Trong khu vực được ngăn ra, nên sử dụng hệ thống oxy đáy ao để cung cấp oxy.
5. Mật độ thả tôm
- Mật độ thả tuỳ phương thức nuôi: quảng canh cải tiến (dưới 5 con/m2), bán thâm canh (10 – 20 con/ m2 ), thâm canh (trên 25 con/ m2) ngoài ra còn thùy thuôc vào kích cỡ tôm thả nuôi, mùa vụ sản xuất.
6. Thời điểm thả tôm:
- Nên thả tôm lúc thời tiết mát mẻ, tốt nhất là thời điểm từ 5-7 giờ sáng hoặc 4 – 6 giờ chiều. Không nên thả tôm lúc trời sắp mưa hoặc đang mưa to.
-
Kĩ thuật nuôi tôm sú
- Dự án khởi nghiệp nuôi tôm
- Qui trình công nghệ
- Quy trình nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng thâm canh – bán thâm canh
- Đặc điểm sinh học và sinh thái của tôm sú: Phân loài; Cấu tạo;
Vùng phân bố; Chu kì sống; Tập tính ăn; Sự lột xác - Chuẩn bị ao nuôi
- Chuẩn bị nước
- Tôm giống và cách vận chuyển, thả giống
- Thức ăn, cho ăn và sức khoẻ của tôm
- Kiểm soát và điều chỉnh pH
- Kiểm soát và điều chỉnh độ kiềm kH
- Kiểm soát và điều chỉnh độ mặn
- Kiểm soát và điều chỉnh độ cứng
- Kiểm soát và điều chỉnh độ đục
- Kiểm soát và điều chỉnh mức oxy hòa tan (DO)
- Kiểm soát và điều chỉnh hydrosulfite
- Kiểm soát và điều chỉnh nhiệt độ
- Thời gian biểu đo các chỉ tiêu môi trường
-
Tham khảo:
- Nuôi tôm sú trên ao nổi
- Nuôi tôm sú – Những khuyến cáo đáng lưu ý
- Nuôi tôm trên cát
- Nuôi tôm trong nhà, nuôi tôm ít thay nước
- Nuôi tôm nước ngọt
- Nuôi ghép
Bình luận