Mô hình trồng hồ tiêu theo tiêu chuẩn Global Gap
Cập nhật lúc:20/06/2019, 10:31
Mô hình trồng hồ tiêu theo tiêu chuẩn Global Gap cực kì hiệu quả Hướng đến SX sạch, nâng cao giá trị sản phẩm, bảo vệ môi trường và ATVSTP, đó là lợi ích từ mô hình trồng tiêu theo tiêu chuẩn GlobalGAP. Tiêu chuẩn GLOBALGAP GlobalGAP (tên gọi mới của EUREP GAP sau 7 năm áp dụng và được chính thức thông báo tại Hội nghị toàn cầu lần thứ 8 tại Băng-cốc tháng 9/2007) là một bộ tiêu chuẩn được xây dựng để áp dụng tự nguyện cho sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản) trên toàn cầu. Đại diện hợp pháp của Ban thư ký GlobalGAP là tổ chức phi lợi nhuận mang tên FoodPLUS GmbH có trụ sở tại Đức. Tiêu chuẩn GLOBALGAP là gì? Năm 2012, chương trình hỗ trợ cạnh tranh toàn cầu của Chính phủ Đan Mạch (GCF) tài trợ cho Cty CP Vinacafe Sơn Thành nhằm hoàn thiện quy trình SX trồng tiêu theo hướng GlobalGAP. Trọng tâm của tiêu chuẩn này là hướng đến SX tiêu sạch, truy xuất nguồn gốc, ATVSTP. Do đó, một khi sản phẩm tiêu sạch được chứng nhận GlobalGAP sẽ có lợi thế trong việc xây dựng thương hiệu và cạnh tranh trên thị trường thế giới. Ông Phùng Quang Đàn, Trưởng phòng SX-KD, Cty Vinacafe Sơn Thành cho biết: “Cây tiêu trồng ở đất Sơn Thành Tây đã hơn 20 năm với tổng diện tích gần 500 ha. Những năm qua nhờ tiêu mà đời sống người dân ngày càng khấm khá. Tuy nhiên để cây tiêu phát triển bền vững thì việc hướng người dân SX theo tiêu chuẩn GlobalGAP là cần thiết. Để giúp nông dân tham gia chuỗi cung ứng hồ tiêu của thế giới, tiếp cận và ứng dụng công nghệ trồng trọt, chế biến tiên tiến, chúng tôi đã lập dự án hỗ trợ kỹ thuật canh tác, tưới tự động nhỏ giọt và thu mua nguyên liệu để chế biến tiêu trắng xuất khẩu. Hiện có hơn 10 ha với 14 hộ tham gia đang áp dụng trồng theo tiêu chuẩn GlobalGAP”. Cho đến nay, sau hơn 2 năm triển khai, số diện tích tiêu áp dụng mô hình đều sinh trưởng, phát triển rất tốt, ít sâu bệnh. Hiện đã có khoảng 1 ha tiêu 3 năm tuổi bắt đầu cho trái bói. Qua theo dõi và so sánh, tỉ lệ ra trái bói giữa các vườn tiêu GlobalGAP cao hơn vườn không áp dụng mô hình; đặc biệt khi cây tiêu vào thời kỳ kinh doanh, năng suất sẽ cao hơn từ 10 -15%. Bà Trần Thị Minh Thư, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Cty Vinacafe Sơn Thành cho biết: “Kế hoạch trong năm 2014 chúng tôi tiếp tục mở rộng thêm 10 ha tiêu GlobalGAP. Các hộ tham gia vào mô hình sẽ được Cty hỗ trợ 50% kinh phí lắp đặt hệ thống tưới và nếu có nhu cầu vốn để đầu tư thì chúng tôi sẵn sàng cho vay. “Sở dĩ các vườn tiêu GlobalGAP phát triển nhanh hơn so với SX tiêu thông thường bởi được trồng theo quy trình kỹ thuật khá nghiêm ngặt từ khâu làm đất, chọn giống đến chăm sóc. Cụ thể như đất trồng, nguồn nước tưới phải được đảm bảo độ an toàn; giống cây trồng sạch bệnh; phân bón, thuốc BVTV đảm bảo trong danh mục được phép sử dụng, chủ yếu là thuốc có nguồn gốc hữu cơ an toàn cho người sử dụng”, ông Đàn cho biết thêm. Hướng đến SX sạch, nâng cao giá trị sản phẩm, bảo vệ môi trường và ATVSTP, đó là lợi ích từ mô hình trồng tiêu theo tiêu chuẩn GlobalGAP. Vườn tiêu GlobalGAP ở thôn Sơn Tây, xã Sơn Thành Tây Hướng đến SX sạch, nâng cao giá trị sản phẩm, bảo vệ môi trường và ATVSTP, đó là lợi ích từ mô hình trồng tiêu theo tiêu chuẩn GlobalGAP được Cty CP Vinacafe Sơn Thành hỗ trợ người trồng tiêu ở xã Sơn Thành Tây, huyện Tây Hòa (Phú Yên). Năm 2012, chương trình hỗ trợ cạnh tranh toàn cầu của Chính phủ Đan Mạch (GCF) tài trợ cho Cty CP Vinacafe Sơn Thành nhằm hoàn thiện quy trình SX trồng tiêu theo hướng GlobalGAP. Trọng tâm của tiêu chuẩn này là hướng đến SX tiêu sạch, truy xuất nguồn gốc, ATVSTP. Do đó, một khi sản phẩm tiêu sạch được chứng nhận GlobalGAP sẽ có lợi thế trong việc xây dựng thương hiệu và cạnh tranh trên thị trường thế giới. Qua tìm hiểu được biết, mặc dù vốn đầu tư ban đầu cho vườn tiêu theo chuẩn GlobalGAP tương đối cao, từ 160 triệu đồng gần gấp đôi so với trồng thông thường, tương đương trồng khoảng 1.600 trụ. Thế nhưng với những hiệu quả tích cực mà mô hình mang lại, hiện có nhiều nông hộ trồng tiêu ở huyện Tây Hòa đang học hỏi và làm theo….
Bình luận