Nuôi ếch công nghiệp tại Tp. Hồ Chí Minh
Cập nhật lúc:20/06/2019, 13:41
1. Ếch Thái Lan (được nhập khẩu từ Thái Lan) có kích cỡ lớn, được thuần hóa từ lâu và nhập vào Việt Nam từ 02 năm nay; ếch phát triển nhanh, thích nghi với điều kiện nuôi giữ và ăn mồi tĩnh như thức ăn viên công nghiệp. Tuy nhiên điểm hạn chế của loài ếch này là đùi nhỏ vì thế rất khó khăn trong vấn đề tiêu thụ sản phẩm và xuất khẩu. Đây là loài được nuôi nhiều nhất tại TP Hồ Chí Minh.
2. Ếch đồng Việt Nam có kích cỡ trung bình, đùi to nhưng khả năng thích nghi kém với điều kiện nuôi giữ nên chưa có hiệu quả kinh tế đồng thời lại có tập tính ăn thức ăn là con mồi di động như côn trùng, vì thế không phù hợp trong việc phát triển nuôi công nghiệp.
3. Ếch Bò (Rana catesbeiana): có nguồn gốc từ Nam Mỹ, kích cỡ rất lớn (500-900gr), khả năng thích nghi kém nên không phát triển và rất ít hộ nuôi.
Để giúp bà con nông dân nuôi Ếch phát triển sản xuất, Sở Nông nghiệp và PTNT TP HCM đã chỉ đạo Chi cục Quản lý chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Trung tâm Nghiên cứu khoa học kỹ thuật và Khuyến nông triển khai một số công tác quản lý và tư vấn khoa học, cụ thể : 1/ Đến nay hầu hết các hộ nuôi Ếch đều đã được tập huấn kỹ thuật nuôi, phương pháp phòng và điều trị một số bệnh chủ yếu; đồng thời cũng được cơ quan Khuyến nông tổ chức đưa đi tham quan nhiều mô hình nuôi như: nuôi mương, nuôi vèo, nuôi bể xi măng, nuôi ao…và hội thảo đầu bờ để tìm hướng đi thích hợp. Ngoài ra nhằm giúp nông dân có nguồn giống tốt tránh rủi ro trong quá trình nuôi, Sở cũng đã chỉ đạo Chi cục Quản lý chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản: Tăng cường công tác kiểm dịch giống nhập khẩu, tổ chức cách ly giám sát theo Pháp lệnh Thú y và Nghị định 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y; tập huấn về công tác quản lý và điều kiện sản xuất kinh doanh giống thủy sản cho các cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh Ếch giống; phối hợp Phòng Kinh tế-UBND các quận huyện kiểm tra 17 Trại sản xuất kinh doanh Ếch giống về điều kiện sản xuất kinh doanh và điều kiện an toàn vệ sinh thú y thủy sản, nhắc nhở và hướng dẫn các cơ sở cam kết thực hiện đúng qui định. 2/ Đối với việc chọn mua giống nuôi và tiêu thụ sản phẩm Sở NN-PTNT đã chỉ đạo Trung tâm NCKHKT-KN trong quá trình tập huấn cần khuyến cáo các hộ nông dân phải: – Chọn mua giống tại các cơ sở có đăng ký kinh doanh, đảm bảo vệ sinh thú y thủy sản và có kiểm dịch của Chi cục QLCL-BVNLTS. – Nên mua giống tại các cơ sở kinh doanh Ếch giống có bao tiêu sản phẩm và nên có hợp đồng cam kết chặt chẽ; đồng thời mời chính quyền địa phương tham gia với tư cách trọng tài trong quá trình giao dịch. – Thực hiện đúng kỹ thuật nuôi và áp dụng tốt biện pháp phòng trị bệnh. Trong hướng tới, Sở cũng đã đề nghị các cơ quan nghiên cứu khoa học cần lai tạo giống Ếch mới với các đặc điểm: tăng trọng nhanh, ăn được thức ăn tĩnh, cung cấp được cho xuất khẩu và có sức đề kháng tốt để tăng tỉ trọng thịt đùi so với trọng lương cơ thể, giảm giá thành và có hiệu quả kinh tế. |
1. CHỌN ĐỊA ĐIỂM NUÔI
Việc chọn địa điểm nuôi ếch cần hội đủ các yếu tố phát huy cao nhất hiệu quả của đầu tư nuôi ếch, các tiêu chuẩn cần được xem xét:
Gần nơi ở của người nuôi để quản lý chăm sóc và thường xuyên tiếp xúc, làm cho ếch thuần, dạn dĩ, không sợ người.Thuận lợi đi lại kiểm tra thường xuyên ếch nuôi để bảo vệ chống trộm cắp.
- Ở vị trí cao vừa đủ chống ngập lụt trong mùa mưa, làm cho ếch không thoát ra ngoài dễ dàng.
- Có đủ nguồn nước sạch quanh năm để cung cấp cho mùa khô.
- Nên xa đường lộ lớn có nhiều xe đi lại vì tiếng ồn sẽ làm ếch giật mình, sợ không dám ra ăn, có khi ẩn mình cho tới chết vì trong tự nhiên ếch vốn sống ở nơi yên tĩnh.
- Nếu không dự tính tự sản xuất ếch giống để nuôi nên xây dựng trại nuôi ếch thịt ở gần nguồn cung cấp giống.
- Ở gần nơi có nguồn thức ăn tự nhiên hoặc có thức ăn công nghiệp và thị trường tiêu thụ.
2. MÔ HÌNH NUÔI
Hiện nay ở các địa phương có rất nhiều mô hình nuôi ếch như: Nuôi trong giai (vèo), nuôi trong ao đất hay nuôi trong đăng quầng đều mang lại hiệu quả. Nhưng nuôi ếch theo mô hình công nghiệp thì nuôi trong bể xi măng là cách nuôi phổ biến nhất hiện nay. Qui cách nuôi trong bể xi măng như sau :
- Bể có diện tích 12m2 (kích thước 3 x 4 m), cao 1,2 – 1,5 m, quanh hồ xây bằng gạch, tường trát xi măng, cao hơn nền 50cm, để phòng nước thấm nền, phía dưới đổ xi măng dày hay lót bằng gạch bông hoặc trải bạc. Nên có ống thoát nước đặt tại chỗ nghiêng nhất và có ống nước ngầm đối diện ống nước thải nối cao lên 30cm dùng để quản lý mức nước trong hồ lúc thay nước (bể tràn). Phần cửa ra vào xây cao hơn nền 50cm. Nếu là bể xây liền nhau sẽ gắn ống nước liền hai hồ với nhau.
- Khi nuôi cũng làm bè trôi, làm chỗ đựng thức ăn và làm chỗ để ếch lên nghỉ ngơi, có thể làm bằng cây tre, cây dừa hay các cây khác, thả nổi trên mặt nước hay làm giống giường bật có chân cao hơn mức nước trong bể. Trên giường phủ tấm nylon làm nơi trốn của ếch. Ngoài ra phần trên của bể không nên làm mái, nên mở ra rồi lấy cành dừa che lại để chắn bớt ánh sáng chiếu xuống nền bể và để nước trong bể không quá nóng ban trưa hay buổi chiều.
- Bể nên xây nghiêng, rộng có diện tích 12m2 (3 x 4 m), chiều cao 1,2m. Nền bể nghiêng 5o để nước tiêu tốt, không tốn nước. Nền hồ lát gạch men vàng nhạt hay xanh nhẹ, dễ làm vệ sinh và để ếch điều chỉnh màu theo môi trường, trong bể bỏ những vật nổi để cho ếch có chổ nghỉ và có chỗ ăn, ếch sẽ không bị stress. Khi cho ăn nên cho trên quầy bạt hay trên bè thả dưới nước. Mức nước trong hồ tuỳ thuộc vào từng loại ếch nuôi. Bể nghiêng là bể đa dạng có thể nuôi ếch giống bố mẹ, nuôi dưỡng ếch con, nuôi ếch cỡ lớn hay ếch thịt do vậy nước trong hồ cũng tuỳ theo cỡ ếch …
Ghi chú:
- Các loại bể nên lát nền màu để dễ vệ sinh, hồ lát nghiêng làm vệ sinh dễ dàng nhất, giá làm bể không cao lắm có thể chỉnh sửa thành bể nuôi đa dạng từ sử dụng dùng nuôi ếch giống bố mẹ, bể đẻ, nuôi dưỡng ếch nòng nọc, nuôi dưỡng ếch con, nuôi ếch thịt bán. Số lượng bể tuỳ thuộc lượng ếch cần nuôi và nhu cầu của việc nuôi.
- Mặc dù mỗi loại bể có tính năng riêng biệt nhưng vẫn có thể dùng chung và phải có nhiều bể để có thể san ra nuôi theo đúng mật độ nuôi của từng thời kỳ ếch tăng trưởng. Bể có diện tích trung bình với các kích cỡ là 3 x 4 m; 4 x 5 m; 4 x 6 m; 3,3 x 4 m và có chiều cao khoảng từ 1 – 1,2 m. Hồ nuôi ếch thịt, ếch hậu bị có thể có kích thước lớn hơn. Bể nuôi ếch bố mẹ có kích thước nhỏ hơn nhưng nếu dùng chung đều được, song không quá rộng vì sẽ có khoảng rộng để ếch phóng nhảy đớp lẫn nhau.
- Bể để ươm san nòng nọc nên xây một đảo nhỏ ở giữa cao khoảng 20 – 30 cm để trồng thủy thực vật, nền đáy hồ cũng lát nghiêng về một góc để dễ dàng tháo nước.
- Để cấp thoát nước thuận lợi nhanh chóng cho các hồ nên dùng ống nhựa PVC loại đường kính 49mm, mỗi hồ nên có van cấp nước và tháo nước riêng. Ở lỗ thoát nước gắn ống nhựa PVC có bao lưới rây để chặn giữ nòng nọc hay ếch con, nối chôn ống ra ngoài tường hồ, dùng khỉu cong nối tiếp với ống cao su 40cm để tháo nước. Đối với bể nuôi ếch bố mẹ và hồ sinh sản nên lắp đặt thêm hệ thống phun nước làm mưa nhân tạo.
- Bể nuôi nên xây nơi thông thoáng quang đãng vì xây dựng ở nơi quá râm mát, ếch đẻ trứng sẽ không tốt, nuôi dưỡng nòng nọc cũng không tốt, giai đoạn này ếch cần môi trường có nhiệt độ cao trên 28oC, nơi quang đãng giúp cho ếch ăn nhiều, mạnh khỏe và có khả năng chống bệnh tốt.
- Nên làm mái che bằng lưới nhựa có giãn nở để lọc ánh sáng và giảm nắng gắt, nhiều nơi ưa dùng lưới màu xanh.
- Bể xi măng mới xây, nước trong hồ có chất kiềm chưa phù hợp để nuôi ếch, trước khi nuôi phải xả nước, không để nước vôi vữa ăn da ếch, làm cho ếch dễ bị ghẻ và nhiễm trùng. Lấy lá chuối cắt khúc thả ngâm trong hồ từ 5 – 7 ngày, mỗi ngày thay tàu lá chuối, hay sử dụng phèn chua với 1 kg/m2 hồ, ngâm 3 – 4 ngày xả nước làm lại lần nữa, sau đó xả hồ phơi khô rồi cho nước mới vào. Trước khi sử dụng nên đo pH, pH ở khoảng 7,5 – 8,5 là hồ đã sẵn sàng có thể nuôi ếch được.
- Đáy hồ tô vữa già chống thấm nước và nghiêng khoảng 5o về một góc để dễ thoát nước, gom cặn bã thức ăn dư thừa, lỗ thoát nước ở đáy hồ nối với ống PVC dựng đứng cao 30cm nhằm điều hòa nước trong hồ nuôi. Bốn vách trong cửa hồ nên xây tô láng cao lên 30cm, bên trong cạnh vách hồ nên xây các bệ rộng 10 – 15 cm làm chỗ cho ếch nghỉ. Hồ nuôi có cửa ra vào cao 50cm tính từ đáy hồ để dễ thao tác khi làm vệ sinh, thoát nước và thay nước.
3. NGUỒN NƯỚC
Có thể sử dụng nước sông, nước máy hay nước giếng, chỉ cần đảm bảo các yếu tố sau đây:
- Nước ngọt hoàn toàn (độ mặn
- Độ pH thích hợp: 7,5 – 8,5. Nên kiểm tra độ pH nước trước khi thả nuôi, nếu nước bị phèn, pH
- Nhiệt độ nước thích hợp: 25 – 32oC, tốt nhất 28 – 30oC.
Bình luận