Kỹ Thuật Nuôi Cua Xanh Thương Phẩm Bằng Thức Ăn Công Nghiệp

Cập nhật lúc:20/06/2019, 14:03

Cua xanh loài Scylla paramamosain được coi là đối tượng nuôi có hiệu quả kinh tế và đang phát triển nuôi ở nhiều địa phương. So với nguồn cua giống tự nhiên, nguồn giống nhân tạo có nhiều ưu điểm vượt trội, kích cỡ đồng đều, sạch bệnh, sức đề kháng cao và tốc độ tăng trưởng nhanh.

1. Ao nuôi cua xanh
Diện tích ao từ 2.000-10.000m2, độ mặn thích hợp từ 10-25‰. Chuẩn bị ao: Làm đăng chắn quanh bờ bằng lưới mùng loại thưa, đăng tre… nghiêng về phía trong ao một góc 600, đăng cao từ 0,8-1m và được chôn sâu 20-30cm. Phía trong ao, cách bờ 2 – 3m, đào kênh rộng 3 – 4m bao quanh ao. Ở giữa ao đắp một cồn nổi cao hơn mặt nước ao 0,2-0,3m. Trong kênh nên bỏ thêm chà cho cua ẩn nấp. Hoặc cắm chà đều khắp ao, nhiều hơn ở khu vực gần bờ. Có 2 cống: cống cấp và cống thoát, cống thoát đặt sát đáy thông với kênh. Cải tạo tương tự phần ương cua.

 
cua xanh

2. Chọn và thả giống cua xanh
Thả cua cùng cỡ, màu sắc tươi sáng tự nhiên, khỏe mạnh, đầy đủ que càng, tốt nhất nên thả giống đã qua ương, có kích cỡ 2 – 2,5cm, mật độ 1 con/m2. Tốt nhất thả giống nhân tạo đồng cỡ và cùng lúc. Đối với hình thức nuôi tổng hợp (tôm – cua – cá), có thể thả mật độ cua 0,2 con/m2, tôm sú Thả giống: Thả ở nhiều điểm khác nhau trong ao, thả cua trên mép bờ để cua tự bò xuống nước. Những con yếu thường nằm tại chỗ hoặc bò chậm, ta thu lại cho vào giai để theo dõi và thả sau.
3. Quản lý, chăm sóc cua xanh
– Thức ăn chủ yếu là cá tạp hấp chín. Mỗi ngày cho cua ăn 4 lần vào 8 giờ, 11 giờ, 17 giờ, 22 giờ khoảng 4-6% trọng lượng cua, cho ăn nhiều vào buổi chiều tối.
– Thức ăn được rải đều quanh ao để cua khỏi tranh nhau, dùng sàng ăn để kiểm tra sức ăn của cua.
– Định kỳ bắt cua cân đo, xem sinh trưởng của cua, xem xét tình trạng của cua để có biện pháp xử lý kịp thời hoặc điều chỉnh lượng thức ăn cho vừa đủ.
– Mỗi ngày thay từ 20-30% lượng nước trong ao. Một tuần thay toàn bộ nước trong ao một lần.
– Thường xuyên kiểm tra bờ, cống, rào chắn tránh thất thoát cua.
– Thời gian cuối của vụ nuôi, trọng lượng cua tăng, cho ăn thức ăn nhiều nên môi trường rất dễ bị nhiễm bẩn. Thường xuyên thay nước, kiểm tra môi trường để điều chỉnh cho phù hợp cho sự phát triển của cua. Trong trường hợp đáy ao tích tụ nhiều thức ăn thừa, thối rữa, có thể phải tháo cạn, gạn cua và làm vệ sinh đáy ao.
– Không cho cua ăn thức ăn tươi sống vì dễ đưa mầm bệnh vào ao nuôi.
4. Thu hoạch cua xanh
Cua thương phẩm phải đạt 250g/con trở lên, cua chắc thịt hoặc đã đầy gạch (cua cái). Những con chưa đạt kích thước, trọng lượng, cua ốp hoặc chưa đầy gạch nếu còn khoẻ mạnh thì có thể đem nuôi ở các ao nhỏ, nuôi vỗ tích cực sau một thời gian để đạt tiêu chuẩn rồi thu hoạch.

Kỹ thuật nuôi cua xanh trong ao đầm

Cua xanh hay còn gọi là cua biển, cua bùn (Scylla paramamosain), sinh sống ở các bãi triều ven biển. Đây là loài có kích thước lớn, giá bán cao và được xem là đối tượng nuôi tốt thay thế cho những ao nuôi tôm bị dịch bệnh.

Chuẩn bị ao nuôi

Có thể nuôi cua thương phẩm ở các loại hình khác nhau như trong các ao đầm riêng biệt hay nuôi kết hợp với tôm, rong câu.

Ao đầm nuôi nên có các đặc điểm: gần sông, nguồn nước dồi dào và dễ cấp thoát nước; nền đáy ao, đầm nên là loại đất thịt pha sét hay cát (bùn dày không quá 20 cm); đất và nước ít bị nhiễm phèn, pH nước 7,5 – 8,5; độ mặn 10 – 25‰ và nhiệt độ nước 28 – 330C.

Ao nên có diện tích 300 – 1.000 m2, bờ chắc chắn và cao hơn mức triều cường ít nhất 0,5 m. Xung quanh bờ được rào kỹ bằng đăng tre, tấm nhựa, lưới cước… cao từ 40 cm trở lên và đặt hơi nghiêng vào ao sao cho cua không thoát ra được. Ao có cống cấp và thoát riêng biệt, trước cống nên có 2 lớp đăng hay lưới chắn cẩn thận, lớp ngoài nên có hình chữ V để tránh cua ngược nước hoặc theo nước thoát ra ngoài. Nuôi cua trong đầm diện tích có thể 2 – 10 ha hay lớn hơn. Do diện tích lớn, việc rào chắn sẽ tốn kém nên cần đào nhiều mương sâu trong đầm (rộng khoảng 1 m, sâu 0,5 m) cho cua cư trú nhằm hạn chế cua vượt bờ thoát ra ngoài.

Trước khi thả giống 1 – 2 tuần, cần tiến hành chuẩn bị ao như tháo cạn nước, gia cố bờ cống, bón vôi liều lượng 10 – 15 kg/100 m2 và có thể trồng rong câu vào đầm; sau đó lấy nước sạch, đảm bảo độ sâu 1 – 1,2 m, đóng cống và chắn đăng chắc chắn.

Sơ đồ quy trình sản xuất giống và nuôi cua biển

Thả giống và chăm sóc

Thả giống

Cua thương phẩm có thể thả quanh năm, nhưng mùa vụ thích hợp nhất vào tháng 3 – 6, vì thời gian này, nguồn giống phong phú, điều kiện thời tiết và môi trường nước tương đối thuận lợi. Những tháng mùa mưa cũng có thể nuôi được nhưng do biến động lớn về nhiệt độ, độ mặn, độ phèn… có thể là nguyên nhân gây bệnh cho cua.

Giống cua gồm hai nguồn chủ yếu là giống nhân tạo và tự nhiên. Tuy nhiên, theo thống kê hiện nay, nguồn cua giống nhân tạo chỉ đáp ứng được 15 – 20% nhu cầu của thị trường, còn lại vẫn dựa chủ yếu vào nguồn giống tự nhiên. Cua giống khi mua về phải khỏe mạnh, không sứt sát và đầy đủ chân, càng. Tùy vào kích cỡ cua, mật độ thả và loại ao, đầm mà vụ nuôi dài ngắn khác nhau theo bảng.

Chăm sóc

Thức ăn cho cua rất đa dạng, đối với cua kích cỡ nhỏ, có thể sử dụng thức ăn của tôm (trên 35% độ đạm để cho cua ăn) và thịt nhuyễn thể với liều lượng thức ăn hàng ngày chiếm 7 – 10% trọng lượng thân.

Nuôi cua trong ao, nên cho ăn làm hai cữ sáng và chiều tối, rải đều thức ăn ven bờ, xung quanh ao. Còn khi nuôi cua trong đầm, diện tích rộng, nên cho cua ăn một cữ vào chiều tối để tránh hao hụt thức ăn do các loài khác cạnh tranh. Khi cua lớn có thể sử dụng thức ăn bao gồm: cá tạp, tôm, còng, nhuyễn thể… cho ăn sống hoặc nấu chín, trộn với 10% bột mỳ để tăng tính kết dính. Tỷ lệ cho ăn không quá 5 – 7% trọng lượng cua và được chia làm hai lần trong ngày (sáng và chiều mát) và thích hợp nhất là cho cua ăn lúc nước cường. Đối với cua lớn (cỡ 10 – 12 con/kg) có thể cho ăn thêm don, dắt bằng cách rải xung quanh bờ ao và những nơi thường cho ăn, cua sẽ tự tìm và dùng càng cắp vỡ vỏ don, dắt để ăn thịt phía bên trong mà ít làm ô nhiễm nước ao đầm nuôi.

Trong tháng đầu nuôi, không cần thay nước, khi lượng chất thải nhiều thì thay nước 2 ngày/lần; Lưu ý, nếu trời mưa, nước đục, độ mặn thấp thì không nên thay nước. Dùng vôi bón định kỳ xuống ao đầm (2 – 4 kg/m2) để khử trùng nước, hạn chế dịch bệnh cho cua nuôi.

Nuôi cua xanh xen ghép trong ao đầm cho hiệu quả kinh tế cao 

Phòng trị bệnh

Với phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh nên cần nuôi cua đúng thời vụ, ổn định độ mặn của nước suốt thời gian nuôi, cho ăn thức ăn đủ số lượng và chất lượng tránh thừa hoặc thiếu. Nên cho ăn thức ăn công nghiệp hoặc nấu chín để hạn chế ô nhiễm nước.

Trong quá trình nuôi, cua thường mắc các bệnh như rụng chân (rủ còng), hoại tử, đen mang, teo cơ và thủng vỏ. Các bệnh này do virus, vi khuẩn, sinh vật bám và kí sinh trùng gây ra. Nguyên nhân, nền đáy nhiều mùn bã hữu cơ, nước ao đầm nuôi nhiều chất lơ lửng nên các loài virus vi khuẩn và kí sinh trùng phát triển mạnh, tấn công và gây bệnh cho cua, nhất là vào thời điểm sau khi lột xác.

Khi cua bị các loại bệnh này thì việc chữa trị ít hiệu quả, nếu khỏi bệnh cũng sẽ còi cọc chậm lớn. Do vậy, cần thay nước định kỳ (2 ngày/lần) từ tháng thứ 2 trở đi, không nên thay nước nếu trời mưa, nước thay đục và độ mặn thấp. Cùng đó, dùng vôi bón định kỳ xuống ao đầm (2 – 4 kg/100 m2) để khử trùng nước, hạn chế dịch bệnh cho cua nuôi. Mặt khác, khi cua bị bệnh cần căn cứ vào từng loại bệnh cụ thể do cán bộ kỹ thuật xác định mà sử dụng thuốc đặc hiệu (kháng sinh, hóa chất) để chữa trị; đồng thời, dùng các sản phẩm như Vicato, BKC, Chlorine  (5 – 7 ppm) để khử trùng nước nuôi.

Thu hoạch

Khi cua đạt trọng lượng 200 – 350 g/con có thể thu hoạch. Thu cua bằng cách dùng nhá vó, lờ nhử mồi để thu tỉa, chọn những con chắc thịt bán trước, những con nhỏ, vỏ mềm (mới lột) bán sau hay tháo cạn nước còn 30 cm và bắt bằng tay nếu thu toàn bộ.

Kỹ thuật nuôi Cua Xanh ghép Tôm Sú

Cua xanh (Scylla spp) là đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao, được nuôi ở nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á, là nguồn cung cấp thực phẩm tươi sống và là nguồn thu nhập quan trọng của cộng đồng cư dân ven biển đặc biệt là Cà Mau

1. Điều kiện nuôi cua và tôm sú ghép chung cua xanh

– Chất đáy của ao là bùn cát, độ lún 10 – 15 cm

– Độ mặn dao động 15 – 25 ‰.

– Các chỉ tiêu thủy hóa: pH = 8,0 – 8,5, nhiệt độ nước 26 – 30 độ C, NH3 – N, NO2, H2S

2. Kỹ thuật nuôi cua xanh ghép tôm sú

a) Vị trí ao nuôi cua xanh và tôm sú

Chọn ao nuôi ở vùng trung triều hoặc hạ triều để thuận lợi cho việc cấp và thoát nước, giao thông đi lại, cung cấp thức ăn và tiêu thụ sản phẩm dễ dàng.

b) Chuẩn bị ao nuôi

– Do ao nuôi thường ở vị trí trung triều nên sẽ rất khó tháo cạn nước để phơi đáy ao diệt tạp, do đó cần tiến hành tẩy dọn ao bằng cách dùng saphonin diệt tạp với liều lượng 10 – 15 g/m3, thời gian xử lý 24 – 36 giờ. Bón vôi để khử chua và diệt tạp với liều lượng 1.000 – 1.500 kg/ha, tùy thuộc vào pH của đất và nước. Dùng lưới 2a = 1cm, khổ 0,5 – 0,7m chắn quanh bờ ao để bảo vệ, lưới chắn có góc nghiêng vào trong lòng ao 450 nhằm đảm bảo cua trong ao không thể bò qua được.

– Cấp nước vào ao nuôi: Trước khi cấp nước vào ao cần tiến hành kiểm tra cống cấp và thoát nước, dùng lưới 2a = 2mm để chắn và bảo vệ không cho địch hại vào ao nuôi. Trong 2 tháng đầu duy trì mức nước ao 0,8 – 1m, sau đó tăng dần nước đạt 1 – 1,4 m.

c) Thả tôm giống

– Kích cỡ con giống: Cua giống có độ rộng vỏ đầu ngực (mai cua) đạt 17 – 20mm, trọng lượng 0,8 – 1g/con; tôm giống cỡ PL15 trở lên.

– Mật độ thả 0,5 con cua/m2 nuôi ghép với 10 con tôm sú/m2.

– Thời điểm thả giống: Thả cua giống trước 45 ngày, sau đó mới thả tôm giống.

3. Cho ăn và quản lý chăm sóc

a) Cho ăn

– Thức ăn dùng để nuôi cua và tôm là cá tạp, nhuyễn thể, giáp xác kích thước nhỏ, thức ăn tổng hợp dạng viên. Tỷ lệ trộn thức ăn cho cua ăn: cá tạp 50 – 60%, nhuyển thể 30 – 40%, giáp xác 10%. Để đảm bảo cua phát triển tốt cần bổ sung thức ăn tổng hợp dạng viên.

– Lượng thức ăn cho ăn hàng ngày phụ thuộc vào kích cỡ của cua và tôm, tăng dần trong khi nuôi nhưng tỷ lệ % thức ăn cho ăn so với trọng lượng của cua giảm dần; thường cho ăn 3 – 10% trọng lượng thân.

– Thời gian cho ăn: Dựa vào tập tính của cua và tôm hoạt động tìm mồi vào sáng sớm và chiều tối nên cho cua và tôm ăn 2 lần/ngày vào lúc 7 – 9 giờ và 17 – 18 giờ. Nếu thức ăn dư thừa cần vớt khỏi ao nuôi sau 10 giờ tính từ lúc cho ăn.

– Phương pháp cho ăn: Cho cua ăn trên sàng ăn, sàng được bố trí đều trong ao nuôi, khoảng cách giữa các sàng là 4 – 7m

b) Chế độ kiểm tra, thay nước

Hàng ngày kiểm tra các yếu tố môi trường như pH, độ sâu của ao, độ mặn…Thay 1/3 – 2/3 nước cũ và cấp nước mới, thay nước 3 – 5 ngày liên tục trong mỗi kỳ con nước.

4. Thu hoạch và bảo quản sản phẩm

a) Thu hoạch cua

Sau 4 tháng nuôi, tiến hành thu hoạch cua đực đạt cỡ thương phẩm để giảm dần mật độ. Thu bằng cách cho thức ăn vào sàng để cua vào ăn, sau đó kéo sàng lên để bắt những con đạt tiêu chuẩn.

b) Thu hoạch tôm

Sau 2,5 – 3 tháng nuôi, dùng đăng hình chữ A thu hoạch tôm đạt kích cỡ thương phẩm bằng “đó, hom”, trong “đó, hom” đặt một cây đèn dầu để dẫn dụ tôm vào.

c) Bảo quản sản phẩm

Sau khi thu hoạch, trói cua bằng dây đay hoặc dây chuối…, tùy theo thời gian bảo quản mà có thể trói tất cả các chân bò (đôi càng) và chân bơi hoặc cũng có thể chỉ trói đôi chân bò; để cua trong bóng mát, giữ độ ẩm. Đối với tôm sú thì bảo quản sống bằng cách sục ôxy

Bình luận

Bản quyền © 2019.