Kỹ thuật nuôi cua đồng cho năng suất cao trong ruộng lúa
Cập nhật lúc:20/06/2019, 14:01
Nắm bắt được nhu cầu tiêu thụ cua đồng trên thị trường rất lớn và giá thành ngày một tăng cao, ông Nguyễn Văn Lộng, thôn Thanh Hà, xã An Thịnh (Lương Tài) mạnh dạn đầu tư mô hình nuôi cua đồng và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Cua đồng thuộc lớp giáp xác, bộ 10 chân. Ở nước ta cua đồng thường gặp ở vực nước ngọt: ao, hồ, ruộng, sông, suối, nước lợ nhạt vùng đồng bằng, trung du và miền núi.
Ông Lộng thuê khu đất ruộng với diện tích 1 ha của thôn, thời gian 20 năm để nuôi cua kết hợp cấy lúa, đồng thời tiến hành cải tạo, chia thành 3 ao, tu sửa bờ bao, vét bùn đáy ao và làm vệ sinh bằng vôi bột, đóng cọc căng lưới cước chắc chắn xung quanh ao, trên bờ trồng chuối.
Sau đó bơm nước vào đồng thời thả thêm bèo tây, rau muống để tạo môi trường cho cua sinh trưởng, trú ẩn và tạo thêm nguồn thức ăn tự nhiên cho cua. Ông mua 100 kg cua giống từ những người khai thác tự nhiên về thả, báo Bắc Ninh đưa tin.
Ông Lộng cho biết: “Cua đồng được nuôi tại đồng đất chiêm trũng là phù hợp nhất, cua nhanh lớn và sinh sản nhanh. Nuôi cua có rất nhiều lợi thế, cua là loài ăn tạp, rất dễ nuôi, nguồn thức ăn dễ tìm kiếm, giá rẻ, chủ yếu tận dụng nguồn thức ăn có sẵn trong tự nhiên, cua lại ít bị bệnh, khả năng kháng bệnh tốt, chi phí đầu tư thấp, thời gian nuôi ngắn, không tốn công chăm sóc, đặc biệt hiệu quả kinh tế đem lại rất cao, so với cấy lúa thì nuôi cua đồng nhàn và lãi cao hơn rất nhiều”.
Để chọn ruộng nuôi cua đồng, chọn địa thế ruộng bằng phẳng, giữ nước tốt, nguồn nước dồi dào, cấp thoát nước thuận lợi, chất nước không bị ô nhiễm, chất đất là loại đất thịt. Diện tích mỗi ruộng từ 1/3 ha đến 2/3 ha là vừa, nhỏ quá chất nước không ổn định, lớn quá khó quản lý.
Đào mương nuôi tạm ở góc ruộng hoặc ở ria ruộng, rộng 4-6 m, sâu 1-1,5 m, diện tích khoảng 3—5% diện tích ruộng. Đào mương bao quanh và mương giữa. Mương bao quanh chân bờ về phí trong 1m, sâu 0,8-1,0m, rộng 3-5m. Nếu ruộng rộng, đào thêm ở giữa ruộng hình chữ “+” hoặc “#” rộng 1-1,5m, sâu 0,5-0,8m. Tổng diện tích cả 3 loại mương chiếm khoảng 15-20% diện tích đất ruộng.
Lấy đất đào mương để đắp bờ ruộng cho cao và to ra. Chú ý nện đất chặt để nước bị rò rỉ. Các cửa cống cấp thoát nước phải chắn bằng săm hoặc lưới thích hợp, nền cống phải đầm chặt.
Đặt lưới chắn xung quanh ruộng. Nếu lưới bằng nilon mỏng thì phải đóng cọc cao hơn mặt bờ 40-50cm, lấy dây thép buộc nối các đầu cọc với nhau, gấp đôi tấm nilon lên dây thép cho rủ xuống đất thành 2 lớp rồi vùi sâu trong đất bờ từ 15-20cm. Nếu chắn bằng tấm nhựa hoặc fibroximăng… thì chỉ cần vùi xuống đất 15-20 cm, đầu trên cao hơn mặt đất ít nhất là 40cm, bốn góc lượn hình cung.
Dùng vôi sống hàm lượng 75-105 kg/1000m2 hoà nước té đều khắp mương. Trồng các loại cỏ nước phủ kín đáy mương và thả các loại cây nổi như bèo tấm, rau dừa nước, bèo cái…khoảng 1/3 mặt nước, theo thông tin từ trang Vật tư Nông nghiệp.
Kỹ thuật nuôi cua đồng trong ruộng
Cua đồng thuộc lớp giáp xác, bộ 10 chân. Ở nước ta cua đồng thường gặp ở vực nước ngọt: ao, hồ, ruộng, sông, suối, nước lợ nhạt vùng đồng bằng, trung du và miền núi.
Cua đào hang ven bờ ruộng, ao, mương… Hang cua khác với hang của rắn, ếch… bằng vết chân để lại trên ruộng. Cua cái có 4 đôi chân bụng, cua đực có 2 đôi chân bụng biến thành chân giao cấu. Trước đây, sản lượng cua đồng tại Việt Nam lên đến hàng vạn tấn, song do kỹ thuật canh tác mới, xây dưng thủy lợi, sử dụng thuốc trừ sâu… đã làm giảm nguồn lợi cua đồng ở nhiều địa phương.
Một số hộ dân ở Hải Dương, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc đã thu gom cua giống tự nhiên để thả nuôi trong ruộng lúa. Sau khoảng 6-8 tháng nuôi có thể tiến hành thu hoạch. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có nhà nghiên cứu khoa học nào tổng kết kỹ thuật nuôi cua đồng tại Việt nam. Vì vậy, bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu kỹ thuật nuôi cua đồng trong ruộng lúa thường được người dân TQ áp dụng…
1. Chuẩn bị ruộng nuôi
– Chọn ruộng nuôi: địa thế ruộng bằng phẳng, giữ nước tốt, nguồn nước dồi dào, cấp thoát nước thuận lợi, chất nước không bị ô nhiễm, chất đất là loại đất thịt.
– Diện tích mỗi ruộng từ 1/3 ha đến 2/3 ha là vừa, nhỏ quá chất nước không ổn định, lớn quá khó quản lý.
– Đào mương nuôi tạm ở góc ruộng hoặc ở ria ruộng, rộng 4-6 m, sâu 1-1,5 m, diện tích khoảng 3—5% diện tích ruộng.
– Đào mương bao quanh và mương giữa. Mương bao quanh chân bờ về phí trong 1m, sâu 0,8-1,0m, rộng 3-5m. Nếu ruộng rộng, đào thêm ở giữa ruộng hình chữ “+” hoặc “#” rộng 1-1,5m, sâu 0,5-0,8m. Tổng diện tích cả 3 loại mương chiếm khoảng 15-20% diện tích đất ruộng.
– Lấy đất đào mương để đắp bờ ruộng cho cao và to ra. Chú ý nện đất chặt để nước bị rò rỉ. Các cửa cống cấp thoát nước phải chắn bằng săm hoặc lưới thích hợp, nền cống phải đầm chặt.
– Đặt lưới chắn xung quanh ruộng. Nếu lưới bằng nilon mỏng thì phải đóng cọc cao hơn mặt bờ 40-50cm, lấy dây thép buộc nối các đầu cọc với nhau, gấp đôi tấm nilon lên dây thép cho rủ xuống đất thành 2 lớp rồi vùi sâu trong đất bờ từ 15-20cm. Nếu chắn bằng tấm nhựa hoặc fibroximăng… thì chỉ cần vùi xuống đất 15-20 cm, đầu trên cao hơn mặt đất ít nhất là 40cm, bốn góc lượn hình cung.
– Dùng vôi sống hàm lượng 75-105 kg/1000m2 hoà nước té đều khắp mương.
– Trồng các loại cỏ nước phủ kín đáy mương và thả các loại cây nổi như bèo tấm, rau dừa nước, bèo cái…khoảng 1/3 mặt nước.
2. Thả giống
– Thời gian thả giống cua là từ khoảng tháng 2 đến tháng 4 hàng năm.
– Con giống yêu cầu khoẻ mạnh, không thương tật.
– Mật độ: nếu cỡ giống là 100 -150 con/kg thì mật độ thả là 750con/1000m2; hoặc nếu cỡ giống là 300-600 con/g thì thả 1800 con/1000m2.
– Cần thả giống vào mương nuôi tạm trước khi cấy lúa để kéo dài thời gian sinh trưởng của cua. Lúc cấy xong đợi đến thời kỳ lúa con gái thì tăng nước lên ruộng lúa để cua lên ruộng ăn.
3. Cho ăn
– Thức ăn: Cua là động vật ăn tạp thiên về thức ăn động vật. Chúng thích ăn thịt các loại nhuyễn thể như trai, ốc, hến, cá tạp. Nếu thiếu thức ăn chúng sẽ ăn thịt lẫn nhau, nhất là cua mới lột vỏ. Thức ăn nuôi cua thường được khai thác tại chỗ. Trước khi thả giống, nên bón phân lót ở ven mương với lượng 300-450 kg/1000m2 để động vật phù du phát triển làm thức ăn cho cua con. Từ tháng thứ 4 nên thả ốc giống vào ruộng (450-600kg/1000m2 hoặc thả tôm ôm trứng để sinh sản thành tôm con làm thức ăn cho cua cỡ lớn hơn. Ngoài ra có thể dùng các loại thức ăn đã chế biến dạng hạt vừa có dinh dưỡng cao. Nếu có điều kiện thì tận dụng cá tạp và phế thải động vật để giảm giá thành.
– Cho ăn:
Căn cứ vào mùa vụ, nhiệt độ nước và giai đoạn sinh trưởng của cua để cho ăn hợp lý.
Từ tháng 3 đến tháng 5, cua chủ yếu ăn thức ăn tinh. Thức ăn nên làm thành các nắm bột nhão nhỏ. Lượng thức ăn từ 20-30% trọng lượng cua.
Từ tháng 6 đến tháng 9, cua ăn khoẻ, mau lớn nên cần cho ăn thêm rong cỏ, khoai sắn, bổ sung thức ăn viên hoặc thức ăn tự chế từ cá tạp.
Từ tháng 10 trở đi, cần tăng thêm thức ăn từ động vật. Lượng thức ăn từ 7-10% trọng lượng cua.
Mỗi ngày cho cua ăn 2 lần, buổi sáng sớm và chiều tối. sáng cho ăn từ 20-40%, chiều cho ăn chính là 60-80% tổng lượng thức ăn hàng ngày.
Cần đặt sàng ăn tại 1 số điểm trong mương để kiểm tra lượng thức ăn của cua. Căn cứ vào thưòi tiết, nhiệt độ, tình hình ăn mồi của cua để điều tiết lượng thức ăn hàng ngày
4. Chăm sóc
Nước trong ruộng luôn phải dảm bảo sâu từ 5-10 cm. Nước quá béo thì phải thay nước. Từ tháng 6 đến tháng 9, cứ 2 ngày thay nước 1 lần, từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 10 trở đi mỗi tuần thay nước 1 lần. Mỗi lần thay từ ¼-1/3 lượng nước ruộng
Định kỳ bón vôi để bổ sung lượng vôi trong nước, thường từ 15-20 ngày/lần, lượng vôi sống 22kg/1000m2.
Chú ý điều chỉnh lượng cỏ nước ở mật độ nhất định.
Định kỳ kiểm tra mương để phát hiện địch hại gây bệnh, dọn dẹp thức ăn thừa, xác cua chết, đảm bảo nước trong sạch.
5. Thu hoạch
Thời điểm thu hoạch chủ yếu là vào tháng 10. Tuy nhiên nên thu tỉa cua lớn trước, giữ cua nhỏ lại nuôi tiếp.
Nuôi cua đồng thu nhập 200 triệu/năm
Chỉ nuôi cua, chạch đồng mà gia đình ông Hoàng Thế Lộc ở thôn Đống Long, xã Hòa Lâm, Ứng Hòa có thu nhập khoảng 200 triệu đồng mỗi năm.
Năm 2003, thôn Đống Long tiến hành dồn đổi ruộng đất theo chủ trương của huyện uỷ Ứng Hoà. Khi đó những diện tích đất xấu, trũng gần như bỏ hoang, không ai muốn nhận. Ông Hoàng Thế Lộc mạnh dạn đổi tất cả diện tích đất canh tác trong đó có cả ruộng loại I về tập trung thành một thửa tại khu Cánh Cửa Đình. Ông Lộc đã đầu tư công sức cải tạo lại khu đất xấu trũng này và chuyển từ độc canh cây lúa sang làm trang trại đa canh. Sau nhiều năm dồn đổi và tích tụ ruộng đất, đến nay diện tích trang trại của anh Lộc là hơn 1ha.
Trung bình mỗi tháng ông Lộc xuất bán 3 tạ cua giống, với giá 130.000 đồng/kg. Được sự gúp đỡ của trung tâm khuyến nông Hà Nội, ông Lộc triển khai mô hình nuôi cua và chạch đồng. Hiện nay, mô hình của ông Lộc đã bước sang năm thứ 6 và luôn luôn mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hai năm đầu ông chỉ nuôi cua, chạch thương phẩm, thu nhập cũng khá. Sau đó, nhiều người cũng làm theo, thấy nhu cầu con giống rất lớn nên ông chuyển sang chuyên sản xuất 2 loại giống vật nuôi này để cung cấp cho các trang trại khác.
Ông Lộc cho biết, nuôi cua, chạch không khó, nhưng cần hiểu biết về kỹ thuật và quan trọng nhất là phải “ăn, ngủ” cùng chúng, từ đó rút ra được nhiều kinh nghiệm không hề có trong sách vở. Chẳng hạn như thời tiết mùa hè miền Bắc thường rất nóng, trong khi cua không chịu được nắng nóng dẫn đến sinh trưởng, kém thậm chí có thể chết hàng loạt.
Giải pháp đưa ra rất đơn giản là trồng cây điền thanh trên bờ giả, như vậy những hôm trời nắng 37- 38 độ cua vẫn mát mẻ vì trú dưới gốc cây. Cây điền thanh còn có bộ rễ rất phát triển, sẽ khắc phục được hiện tượng lở đất do cua đào hang. Mặt khác, khi lột xác, thân cua rất yếu mềm nên dễ bị các động vật khác và cả chính những con cua khỏe mạnh ăn thịt.
Vì vậy phải đắp bờ giả đủ dài để cho cua làm hang, lẩn tránh kẻ thù. Trong việc thiết kế ao nuôi, chế độ chăm sóc, chế biến thức ăn và phương thức thu hoạch, vận chuyển… ông Lộc cũng có những sáng tạo riêng, nhờ đó mô hình của gia đình ông luôn đem lại hiệu quả tốt. Hiện tại, gia đình ông Lộc xuất bán trung bình 3 tạ cua giống mỗi tháng, giá bán 130.000 đồng/kg; gần 2 tạ chạch mỗi kg có giá 150.000 đồng.
Thu nhập từ 1 ha nuôi cua, chạch của gia đình ông Lộc khoảng 200 triệu đồng mỗi năm, cao gấp nhiều lần so với cấy lúa. Con giống được ông Lộc bán ra nhiều tỉnh thành như Nam Định, Thái Bình, Hưng Yên, Thanh Hóa…
Ngoài cung cấp con giống, ông Lộc còn chuyển giao kỹ thuật, thiết kế khu vực nuôi cho khách hàng nên hầu hết các mô hình đều thành công.
Bình luận