Cây nở ngày đất có tác dụng gì ?

Cập nhật lúc:20/06/2019, 10:33

Thời gian gần đây bỗng dưng cây nở ngày đất nỏ rộ khắp các nèo đường tp HCM. Vậy Cây nở ngày đất là cây gì và có tác dụng như thế nào?

Cây nở ngày đất hay cây nở ngày, tên khoa học Gomphrena thuộc họ rau dền Amaranthacease, Bộ Cẩm chướng Caryophyllales

Cây nở ngày đất là loại cây mọc hoang thân thảo, có phiến lá dầy mọc đối xứng nhau, nhiều lông, và cuống lá nhỏ, một cành thường cho ra 5 -7 lá. Hoa màu trắng, giống hoa cỏ lau nhưng nhỏ, cánh hoa cứng, thon ngọn, nhụy có màu nâu, cây ra hoa quanh năm, và cho nhiều quả

Cây được phân bố nhiều trên thế giới, khu vực Châu Á, Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia.

Ở Việt Nam, cây mọc hoang ở nhiều khu vực khô, đồi núi phổ biến là phía Tây Nam và miền trung.

Dân gian Việt Nam

Sử dụng phổ biến để chiết xuất một số dược tính làm thuốc. Tinh dầu từ lá giúp tán phong, tiêu viêm tốt cho phụ nữ sau sinh.

Sử dụng để điều trị bệnh Gout, trong rễ cây có thành phần flavonoïdes và saponines làm giảm đau các triệu chứng cơ bắp va chạm gây ra. Tác dụng giảm căng thẳng, mệt mỏi, giúp tiêu hóa tốt.

Thành phần Anti và cancereux giúp ức chế chống lại các tế bào ung thư gây ra, nó còn làm giảm nồng độ cholesterol trong máu và cải thiện lưu thông tim mạch vành

Theo thông tin trên các báo chí thì:

Mua nửa ký cây nở ngày đất đem về hỏi ý kiến các nhà khoa học, chúng tôi được biết: cây nở ngày đất mọc nhiều ở nghĩa địa. Cây này hiện thu hút nhiều người dùng tương tự như những “phong trào” lá sa-kê trị gút, lá đu đủ trị ung thư, canh dưỡng sinh, xuyên tâm liên, niệu liệu pháp… đã từng khuấy động dư luận một thời, nhằm vào những người cả tin.

ThS-BS Lê Hoàng Sơn (Khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện ĐH Y Dược TP.HCM) phân tích: gút, tiểu đường là bệnh mạn tính, nguyên nhân phần lớn do lối sống. Vì thế, khi điều trị, giai đoạn đầu, bệnh nhân chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn uống, lịch làm việc, sinh hoạt, tăng cường tập luyện. Nếu không thuyên giảm, bệnh nhân mới phải sử dụng thuốc. Tâm lý nhiều bệnh nhân thường ngại uống thuốc Tây vì sợ tác dụng phụ nên thường chuyển qua thuốc Nam. Khi thấy kết quả khả quan, họ nghĩ là do công dụng của những loại cây cỏ này. Thật ra, để có đánh giá chính xác, cần hết sức thận trọng. Vì khi mắc bệnh, bên cạnh việc uống thuốc, bệnh nhân thường tự điều chỉnh lối sống bản thân. Do đó, khi bệnh thuyên giảm, có thể do tác dụng của thuốc hoặc có thể vì lối sống đã được thay đổi, cải thiện.

Tại đường Nguyễn Oanh, bên cạnh cây nở ngày đất, người ta còn thường xuyên bán giảo cổ lam, khổ qua rừng, cỏ ngọt, mắc cỡ, tóc tiên… Người bán tỏ ra “chuyên nghiệp”, phát hẳn một tờ rơi ghi địa chỉ bán, số điện thoại, có kèm xem mạch, bấm huyệt… “Có nhiều loại cỏ cây có thể trị bệnh, vấn đề là thầy thuốc dùng như thế nào, liều lượng ra sao, và người bệnh phải hiểu rõ về công dụng của loại cây cỏ mình muốn sử dụng, nếu không hậu quả khó lường”, ThS-BS Sơn lưu ý.

Bình luận

Bản quyền © 2019.