Trồng Sơ Ri Làm Giàu ở Gò Công Tiền Giang

Cập nhật lúc:17/06/2019, 22:29

Tiếng Việt gọi các cây “cherry” (hay “cerise”) là anh đào, không phải là sơ ri.

Trồng Sơ Ri Làm Giàu ở Gò Công Tiền Giang

Sơ ri hay còn gọi là kim đồng nam, acelora, sơ ri Barbados, sơ ri Tây Ấn hay xơ ri vuông (danh pháp hai phần: Malpighia glabra), là một loài cây bụi hay cây thân gỗ nhỏ có quả nằm trong họ Sơ ri (Malpighiaceae), có nguồn gốc ở Tây Ấn và miền bắc Nam Mỹ. Nó có thể cao tới 3 m, với tán lá dày, có gai. Lá thường xanh, dạng đơn hình trứng-hình mác, dài 5–10 cm, với mép lá nhẵn. Các hoa mọc thành tán với 2-5 hoa cùng nhau, mỗi hoa có đường kính 1-1,5 cm, với 5 cánh hoa màu hồng hay đỏ.

Trồng Sơ Ri Làm Giàu ở Gò Công Tiền Giang

Quả chín có màu đỏ tươi, đường kính 1 cm, chứa 2-3 hạt cứng. Nó là loại quả mọng và có vị ngọt, chứa nhiều vitamin C và các chất dinh dưỡng khác. Mặc dù nó tương tự như quả anh đào, nhưng loài cây này không có quan hệ họ hàng gì với anh đào thực thụ (chi Prunus). Quả tương tự như quả chùm ruột, ăn được.

Tại Việt Nam, cây sơ ri được trồng nhiều nhất ở khu vực Gò Công của tỉnh Tiền Giang và một số xã thuộc tỉnh Bến Tre. Tại khu vực Gò Công, các xã trồng nhiều sơ ri là Long Thuận (thuộc thị xã Gò Công), Bình Ân, Tân Đông, Bình Nghị, Kiểng Phước… (thuộc huyện Gò Công Đông); theo khảo sát của Trung tâm nghiên cứu cây sơ ri(*) trong năm 2012, diện tích trồng sơ ri của khu vực Gò Công là khoảng 276 ha, trong đó giống sơ ri chua truyền thống của Gò Công là 134 ha, giống sơ ri ngọt là 104 ha và giống sơ ri chua nhập nội là 38 ha (giống nầy được bắt đầu trồng thử nghiệm tại khu vực Gò Công từ năm 2007, được bà con nông dân gọi là: giống sơ ri chua mới, giống sơ ri chua Brazil…).

Trồng Sơ Ri Làm Giàu ở Gò Công Tiền Giang
trồng_sơ_ri

Tại Bến Tre, giống sơ ri ngọt được trồng chủ yếu tại các phường Sơn Đông,Bình Phú, Phú Khương, Phú Nhuận (thành phố Bến Tre), Mỹ Thành, Sơn Hòa, Hữu Định, Tam Phước (thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre) và một ít ở xã Tân Lợi Thạnh thuộc huyện Giồng Trôm, tổng diện tích trồng sơ ri ngọt của tỉnh Bến Tre là 233 ha.

Kỹ thuật trồng cây sơ ri

1.Chọn đất và chuẩn bị đất Sơri chủ yếu được trồng ở vùng Gò Công, trên đất cát giồng xa biển, đã đào ao lên nền vườn. Tiến hành cày hoặc cuốc lật 1-2 lần, sau đó phóng tuyến đào hố với khoảng cách 5 x 5m. Hố có kích thước 30 x 30cm + 5-7 kg phân hữu cơ 150g super lân.
2. Chọn giống sơ ri và phương pháp nhân giống sơ ri
Chọn cây 3-7 tuổi khỏe để làm giống.

a. Chiết cành sơ ri:
Chọn cành sát mặt đất, vỏ chuyển màu nâu, bẻ gập ngước cho gãy phần lõi nhưng vẫn còn dính lại phần vỏ. Nhúng vết gãy vào dung dịch 2,4 D nồng độ 40-60 phần triệu và bó đất vào bọc nilon lại sau 1-5 tháng, cắt ra cho vô bầu đợi đem trồng mới.

b. Giâm cành sơ ri:
Cắt các cành mới hoá nâu thành đoạn 20-25cm; nhúng vào dung dịch 2,4D nồng độ 40-60 phần triệu trong 15-20 phút. Sau đó đem giâm ở vườn giâm, khoàng cách giâm 12 x 12cm (70 cành/m2). Tưới nước giữ ẩm mỗi ngày.
Sau 1-5 tháng bứng cây cho vào bầu đem trồng.

3. Trồng và chăm sóc sơ ri:
a. Thời vụ trồng sơ ri:
Tốt nhất nên trồng vào tháng 5-6. chậm nhất là qua tháng 7. sau khi trồng, dựng cây nọc để buộc cây sơri vào cho cây đứng thẳng.
Nếu có nguồn nước tưới trong mùa nắng, có thể trồng vào cuối tháng 10 đến hết tháng 11.

b. Làm cỏ, bón phân, xới xáo:

Trong thời gian cây chưa giao tán, cần làm cỏ định kỳ hoặc trồng xen rau màu để hạn chế cỏ.

Bón phân theo công thức sau: (g/cây)

Tuổi

Urê

Super lân

Clorua, Kali

0

100

75

25

1

650

400

170

2

850

500

220

3

1000

650

250

4

1400

800

350

5

1800

900

450

6-7

2000

1200

500

8 trở đi

2200

1400

550

4. Phương pháp bón phân

– Cây chưa có trái

+ Bón Super lân 1 lần vào và dầu mùa mưa.

+ Bón thúc Urê và Kali chia làm 3 lần.

– Cây đã có trái:

+ Bón super lân 2 lần vào đầu và giữa mùa mưa.

+ Bón thúc Urê và Kali chia làm 5 lần theo 5 đợt hoa.

Mỗi đợt, Urê và Kali chia làm 2 kỳ: kỳ đầy lúc cây vừa đậu trái, kỳ sau ngay sau lúc thu hoạch rộ.

Kết hợp phân bón với xới xáo dưới gốc cây.

5. Tăng tỷ lệ đậu trái

Pha 2,4D (thuốc trừ cỏ lúa) nồng độ 40-50 phần triệu, cách pha:

+ Pha một muỗng canh đầy 2,4D trong một lít nước.

+ Pha một muỗng canh dung dịch trên trong 1 bình 8 lít nước. Phun ướt đều cây lúc cay trỗ hoa rộ.

6. Tưới vào mùa khô:

Nếu không tưới vào mùa khô, cây sẽ không ra hoa đậu trái.

Nếu có tưới, có thể thu hoạch trong mùa khô 1-4 vụ tùy vào khả năng.

Tuy nhiên, càng cho cây nghỉ, không ra hoa đậu trái 1,5-2 tháng/năm để dưỡng sức cây.

7. Điều chỉnh ra hoa trái đợt rộ:

Có 2 biện pháp:

a. Bơm nước (không bị nhiễm phèn, mặn) tưới dẫm cây vào tháng 4, trước khi có mưa đầu mùa 10-15 ngày, cây sẽ ra hoa không trùng đợt rộ.

b. Khi cây ra hoa đầu mùa mưa, hủy bỏ đợt hoa này bằng cách:

– Dùng chà quơ cho rụng hoa.

– Phun Urê nồng độ 2/100.

– Không phun 2,4D.

Sau đó, bón thúc 1 đợt phân, cây sẽ ra hoa đợt tiếp theo không trùng với đợt rộ.

8. Tỉa cành – tạo tán

+ Cây cao 0,3m: bấm đọt, chừa 3-4 cành tược khỏe mạnh.

+ Cây cao 0,8m: bấm đọt, chừa 4-6 cành tược trên mỗi cành tược cấp 1.

+ Khi cây cao 2-2,2m: luôn phát đọt không cho cây cao thêm.

Cây quá già, uốn cành xuống để dễ thu hoạch.

9. Phòng trừ sâu bệnh

– Rếp sáp, rệp muội: Khi phát hiện phun Methyl Parathion, Sherzol, Bi 58, Azodrin, diazinon,… nồng dộ 1/600-1/800. phun khi thu hoạch xong cây không còn trái.

– Sâu đục thân: Phòng bằng cách tạo tán cho vườn râm, chặt cành sau tiêu hủy, phun Bi 58.

Trung tâm thông tin tư liệu – Hội ND Cần Thơ (06/04/2014)

sơ ri và cherry
acelora
Malpighia glabra

Kinh nghiệm điều khiển sơri ra hoa theo ý muốn

Sơri là một trong số ít các loại cây trồng có thể chịu đựng và tồn tại được trong những điều kiện khắc nghiệt của môi trường như khô hạn, ngập úng, nước mặn, đất nghèo dinh dưỡng… Hiệu quả kinh tế khá cao so với một số cây trồng khác. Cây sơri bắt đầu thu hoạch ổn định vào năm thứ 3, mỗi năm cho thu hoạch khoảng 8 đợt trái. Với mật độ 40 gốc/1.000 m2 năng suất từ 25 kg/cây, bình quân đạt khoảng 1 tấn trái/1.000 m2/năm. Bằng kinh nghiệm của mình, anh Trần Văn Hữu (ở ấp Bình Thành, xã Bình Phú, thị xã Bến Tre) thực hiện cho sơri ra trái rải vụ tránh thu hoạch rộ cùng lúc rớt giá, tăng thêm lợi nhuận.

Phương pháp anh Hữu thực hiện như sau: Sau khi thu hoạch, tiến hành tỉa cành cho cây thông thoáng và nhận đủ ánh sáng, bón phân cho mỗi gốc 300 g NPK 16-16-8 kết hợp phun phân bón lá F.Bo ướt đều lên tán cây. Sau 10 ngày cây sẽ ra hoa đồng loạt, sau khi hoa nở rộ phun GA­­3, một gói cho bình 8 lít giúp cây đậu trái tốt.

Để cây sơri ra hoa sớm thì vào đầu mùa mưa (khoảng đầu tháng 4) tưới nước ướt đẫm cây, đồng thời dùng chế phẩm bón lá ra hoa C.A.T + F.Bo phun ướt đều tán cây hai lần (5 ngày một lần) cây sẽ ra hoa sớm và đồng loạt hơn vụ chính 15 ngày.

Còn muốn xử lý ra hoa trễ vụ thì khi cây ra hoa rộ vào đầu mùa mưa tiến hành làm cho hoa rụng bằng cách dùng cây chà quơ cho hoa rụng hoặc phun phân Urê, liều lượng 150 g/bình 8 lít. Sau khi hoa rụng xong bón cho cây một đợt phân rồi phun chế phẩm ra hoa C.A.T + F.Bo, phun ướt đều tán cây hai lần (7 ngày một lần) cây sẽ ra hòa đồng loạt và trễ hơn vụ 1; sớm hơn vụ 2 là 15 ngày.

Trên cùng một mảnh vườn, để hạn chế thu hoạch rộ một lần, nhà vườn có thể chia thành ba khu xử lý khác nhau.

Khu 1: Xử lý cho ra hoa đậu trái tự nhiên;

Khu 2: Xử lý ra hoa đậu trái trễ hơn khu thứ nhất 10 ngày;

Khu 3: Xử lý ra hoa đậu trái trễ hơn khu thứ nhất 20 ngày. Với cách phân bố này, nhà vườn sẽ hạn chế thu hoạch trái rộ một đợt.

Bình luận

Bản quyền © 2019.