Hướng dẫn trồng mía đường tím năng Suất Cao
Cập nhật lúc:20/06/2019, 13:38
Kinh nghiệm trồng mía tím
Theo kinh nghiệm của các hộ xã viên, trồng mía có ưu điểm là cho thu nhập cao, tốn ít công chăm sóc, chi phí thuốc BVTV thấp hơn so với cây trồng khác trong vùng. Tuy nhiên để trồng mía cho chất lượng cao, bán được giá cần lưu ý mấy điểm sau (xin nêu để bà con tham khảo).
Về thời vụ trồng:
Do đặc thù của HTX (Bắc Ninh) nằm ven đê sông Đuống, thế mạnh là cây rau màu, do đó thông thường trồng mía tím vào các tháng 1, 2 để thu hoạch tập trung vào tháng 10, thời gian còn lại trồng tiếp vụ rau đông.
Về hom giống:
Có thể tận dụng hom giống từ các ruộng mía có sức sinh trưởng tốt, ít bị sâu bệnh, không bị đổ ngã. Nếu hom giống không đủ trồng, cần mua thêm. 1 sào mía trồng hết khoảng 2000 hom giống (đối với loại hom có từ 3 – 4 mầm).
Về làm đất và đặt hom mía:
Cày bừa làm đất nhỏ, nhặt sạch cỏ dại sau đó tạo rãnh mía, rãnh trồng có độ sâu từ 22 – 25cm, rãnh nọ cách rãnh kia chừng 1,2m, trước khi trồng ở đáy rãnh mía có lớp đất nhỏ. Đặt hom mía so le sao cho mầm mía hướng ra hai bên, đặt hom xong lấp lượt đất mỏng.
Về chăm sóc, bón phân:
Thường xuyên giữ ẩm để mía nhanh nảy mầm, phân bón tùy theo chân ruộng tốt xấu để đầu tư cho phù hợp, thông thường 1 sào mía cần 13–15kg đạm urê, 20 – 25kg lân, 10-13kg kali, 300 – 350kg phân chuồng, cách bón của bà con là: Đối với phân chuồng, phân lân bón lót 100%, đạm và kali lót khoảng 20%, số lượng còn lại bón rải, song bón phân nên kết thúc vào thời điểm mía vươn lóng. Khi mía mọc đến 2– 3 lá, thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để kịp thời dặm những chỗ khuyết bằng hom mía đã mọc mầm. Một vụ mía vun gốc từ 2 –3 lần vào các thời điểm khi mía kết thúc đẻ nhánh, khi mía có 3 lóng và khi mía có khoảng 6 lóng.
Phòng trừ sâu bệnh:
Đời sống cây mía tím từ trồng đến thu hoạch khá dài, nổi lên hai đối tượng dịch hại là rệp và sâu đục thân, muốn vậy nên phòng trừ rệp bằng thuốc Ofatox, phòng trừ sâu đục thân bằng thuốc Padan (liều lượng sử dụng theo hướng dẫn trên bao bì).
Trung bình một sào ruộng trồng được 11 – 12 hàng mía, bán buôn được hơn 100.000đ/hàng, còn nếu bán lẻ tùy theo chất lượng của mỗi cây mía; thấp cũng được 500đ/cây, cao: 800 – 1000đ/cây.
trồng mía đường
kỹ thuật trồng mía
máy trồng mía
hướng dẫn trồng mía
thời vụ trồng mía
Thời vụ:– Thời vụ trồng mía thường vào đầu hay cuối mùa mưa. Vụ đầu mùa mưa trồng trong tháng 4-5. Vụ cuối mùa mưa nên trồng trong tháng 9 -11 tùy theo vùng kết thúc sớm hay muộn.
2. Đất trồng – Làm đất – Mật độ trồng:
– Mía có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau từ đất pha cát, đất xám đến đất sét nặng.
– Tiến hành vệ sinh đồng ruộng để diệt trừ cỏ dại, mầm mống sâu bệnh, làm cho đất tơi xốp thông thoáng. Cày lần đầu cần sâu khoảng 30 – 40 cm (chú ý trên những vùng đất phèn không nên cày quá sâu để tránh đưa tầng sinh phèn lên), bừa kỹ, dọn sạch cỏ rác. Bón vôi trước khi bừa lần cuối.
– Khoảng cách hàng trồng tùy theo điều kiện chăm sóc. Nếu xới bằng máy khoảng cách hàng x hàng từ 1 – 1,2 m, nếu chăm sóc thủ công có thể trồng dày hơn khoảng 0,8 – 1 m. Đào rãnh: rộng 20 – 30 cm, sâu 20 – 30 cm. Bón lót toàn bộ phân nền hữu cơ, phân lân và thuốc Basudin trước khi đặt hom 1 – 2 ngày.
3. Giống – Chuẩn bị hom mía:
– Giống mía có vai trò rất quan trọng trong thâm canh mía. Để có năng suất đường cao cần chọn những giống có chữ đường cao, năng suất cao như: ROC 25, ROC 27, ROC 16, MEX, ROC 16, VD86368, VN85186, ROC 23, ROC 22, C85319, C85456…
– Chọn hom ta nên chọn hom không sâu bệnh, không lẫn giống, không xây xát, không quá già và cũng không quá non (tốt nhất là từ 6 -8 tháng tuổi). Hom mía phải có từ 2-3 mầm tốt. Ngâm hom trong nước 8-24 giờ đối với giống nảy mầm chậm. Tiến hành chặt mỗi hom hai mắt mầm, chặt ngang giữa lóng, không chặt sát mầm. Hom chặt xong đem trồng ngay là tốt nhất. Một ha cần từ 4 – 6 tấn hom giống, cũng có thể trồng từ 8 – 10 tấn/ha tùy theo loại giống và chất lượng giống.
4. Đặt hom:
– Giống chuẩn bị xong là có thể đặt ngay. Hom đặt thành một hàng giữa rãnh mía, hai hom cách nhau từ 10 – 20 cm (tùy theo giống). Đối với nền đất ẩm khi đặt hom nên ấn nhẹ cho lún xuống nửa thân hom, để giữ ẩm cho mầm và rễ dễ phát triển. Ở nền đất khô, hom đặt xuống phải lấp một lớp đất mỏng để cố định hom và giữ ẩm.
5. Trồng xen canh cải tạo đất mía:
– Bốn tháng đầu khi mới trồng, giữa 2 hàng còn trống nên trồng xen các cây họ đậu như: đậu xanh, đậu phọng, đậu trắng… vừa tăng thu nhập vừa nâng cao năng suất mía.
6. Chăm sóc:
– Sau khi trồng 1 – 1,5 tháng tuổi nếu phát hiện có chết hom (khoảng cánh rộng hơn 50cm) nên tiến hành trồng giặm để đảm bảo mật độ, bên cạnh đó nên làm sạch cỏ ở giai đoạn cây con để cỏ không cạnh tranh dinh dưỡng và ánh sáng với mía. Thực hiện kết hợp với 2 lần bón phân để vô chân cho mía.
+ Đánh lá mía: có thể đánh lá 3 lần cho mía tương ứng lúc mía khoảng 3, 6, 9 tháng tuổi (lúc này mía chuẩn bị thu hoạch).
+ Tưới nước: Bình quân trong vụ mía thường tưới từ 15-20 lần.
* Thời kỳ mía nảy mầm, đẻ nhánh: tưới 4 lần/ tháng.
* Thời kỳ đẻ nhánh làm lóng: 2-3 lần/tháng.
* Mía làm lóng: 1-2 lần/tháng.
* Mía sắp thu hoạch phải bỏ nước từ 20 ngày trở lên.
Lưu ý: Đất trồng mía không được để nước ngập úng, phải thoát nước nhanh không để đọng nước vào mùa mưa. Sau khi trồng 10-15 ngày nếu gặp mưa nên xới phá váng.
+ Cách xử lý chăm sóc mía gốc:
Sau khi thu hoạch. Gom lá già theo rãnh hoặc mang đốt. Cày dọc theo hàng mía, làm đứt rễ già. Sau đó bón phân theo qui trình và cuốc lấp kín gốc, tưới nước nếu có điều kiện. Khi mầm mọc đều, tiến hành giậm nơi trống để tạo sự đồng đều.
+ Bón phân:
– Quy trình kỹ thuật bón phân:
*Mía tơ (lượng phân bón cho 1 ha): (10 – 15 tấn) Phân chuồng + (500 kg) phân hữu cơ sinh học HVP 401.B + (20 kg) vi lượng HVP ORGANIC + (500 – 1.000 kg) vôi + (180 – 720 kg) Urea + (220 – 950 kg) Super lân + (160 – 575 kg) KCl + (20 – 25 kg) Basudin 10H.
+ Bón lót: Bón 100% vôi + 100% phân chuồng + 100% phân hữu cơ sinh học HVP 401.B + 100% vi lượng HVP ORGANIC + 100% super lân + 1/3 KCl. Cách bón: bón vào rãnh trước khi trồng 1 – 2 ngày (riêng vôi bón trước khi bừa làm đất lần cuối).
+ Bón thúc:
- Thúc lần 1 (20 – 30 ngày sau trồng): bón 1/3 Urea. Kết hợp làm cỏ, xới nhẹ, tưới nước. Kết hợp tưới HVP 6-6-4 K-HUMAT giúp cây ra nhiều rễ hấp thu nhiều dinh dưỡng, sinh trưởng nhanh.
- Thúc lần 2 (khoảng 2 tháng sau trồng): bón 1/3 Urea + 1/3 KCl. Kết hợp làm cỏ, vun gốc. Phun HVP 1001.S (22-16-12) định kỳ 10 ngày 1 lần. Kết hợp tưới HVP 6-6-4 K-HUMAT giúp cây ra nhiều rễ hấp thu nhiều dinh dưỡng, sinh trưởng nhanh, thúc đẩy quá trình đẻ nhánh, cho nhiều cây con.
- Thúc lần 3 (khi cây có 1 – 3 lóng): 1/3 Urea + 1/3 KCl. Kết hợp làm cỏ, vun gốc. Phun HVP 1001.S (20-20-15), định kỳ 10 – 15 ngày 1 lần, giúp mía vươn lóng mạnh, lóng to. Trước khi thu hoạch 20 – 30 ngày (nếu có điều kiện) nên phun HVP 1001.S (0-25-25) 2 lần mỗi lần cách nhau 10 ngày. Giúp tăng năng suất và chử đường mía thu hoạch.
*Mía gốc (lượng phân bón cho 1 ha): (7 – 10 tấn) phân chuồng + (500 kg) phân hữu cơ sinh học HVP 401.B + (20 kg) vi lượng HVP ORGANIC + (500 – 1.000 kg) vôi + (220 – 880 kg) Urea + (220 – 950 kg) Super lân + (160 – 575 kg) KCl + (20 – 25 kg) Basudin 10H.
+ Bón lót (khi xới đất xử lý gốc): Bón 100% vôi + 100% phân chuồng + 100% phân hữu cơ sinh học HVP 401.B + 100% vi lượng HVP ORGANIC + 100% super lân + 1/3 KCl.
+ Bón thúc:
- Thúc lần 1 (20 – 30 ngày sau khi xới đất xử lý gốc): bón 1/3 Urea. Kết hợp làm cỏ, tưới nước. Phun HVP 1001.S (22-16-12) định kỳ 10 ngày 1 lần. Kết hợp tưới HVP 6-6-4 K-HUMAT giúp cây ra nhiều rễ hấp thu nhiều dinh dưỡng, sinh trưởng nhanh, thúc đẩy quá trình đẻ nhánh, cho nhiều cây con.
- Thúc lần 2 (khoảng 45 ngày sau thúc lần 1): bón 1/3 Urea + 1/3 KCl. Kết hợp làm cỏ, vun gốc. Phun HVP 1001.S (22-16-12) định kỳ 10 ngày 1 lần. Kết hợp tưới HVP 6-6-4 K-HUMAT giúp cây ra nhiều rễ hấp thu nhiều dinh dưỡng, sinh trưởng nhanh, thúc đẩy quá trình đẻ nhánh, cho nhiều cây con.
- Thúc lần 3 (khi cây có 1 – 3 lóng): 1/3 Urea + 1/3 KCl. Kết hợp làm cỏ, vun gốc. Phun HVP 1001.S (20-20-15) định kỳ 10 – 15 ngày 1 lần, giúp mía vươn lóng mạnh, lóng to. Trước khi thu hoạch 20 – 30 ngày nếu có thể nên phun HVP 1001.S (0-25-25) 2 lần mỗi lần cách nhau 10 ngày để tăng năng suất và chử đường.
7. Phòng trừ sâu bệnh:
– Nên rải Basudin với liều lượng 20 kg/ha vào rãnh mía trước khi đặt hom. Chú ý thường xuyên thăm đồng để chặt và tiêu hủy các cây mía bị sâu bệnh tấn công để tránh lây lan. Đối với đất mới khai hoang hoặc có mối dùng 20-30Kg thuốc Diaphos, Padan để rải.
– Một số loại sâu bệnh như: sâu đục thân, rệp có thể dùng Diaphos, Padan, Supracide, Trebon, Bascide xịt, rải vào gốc mía. Riêng trường hợp cây bị nhiễm bệnh than nên đưa cây ra khỏi ruộng và đốt để tiêu hủy mầm bệnh. Ngoài ra, bà con có thể tiến hành bóc lá để hạn chế sâu bệnh, rệp, chuột và hạn chế ra rễ trên thân. Một số sâu bệnh chính thường gặp như: bệnh thối đỏ, bệnh than đen, sâu đục thân, sâu hại gốc, rệp trắng…
8. Thu hoạch:
– Tùy từng giống mía ta trồng mà xác định được giai đoạn chín của mía. Quan sát màu da thân mía trở nên bóng, sậm, ít phấn, lá khô nhiều, độ ngọt giữa gốc và ngọn không chênh lệch là thu hoạch được. Dùng dao thật bén đốn sát gốc tất cả các cây trên hàng mía, để vụ sau mía tái sinh đều hơn. Thu hoạch đến đâu vận chuyển đến đó, không nên để lâu quá hai ngày lượng đường trong mía sẽ giảm.
KÍNH CHÚC QUÝ BÀ CON NÔNG DÂN ĐƯỢC MÙA TRÚNG GIÁ
trong mía
kỹ thuật trồng mía tím
kỹ thuật trồng mía ở vùng đồi núi
Bình luận