Quy trình kỹ thuật trồng các loại rau màu

Cập nhật lúc:17/06/2019, 22:25

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG RAU MÀU VÀ CÁC LOẠI CÂY NHƯ RAU

Rau là tên gọi chung của các loại thực vật có thể ăn được dưới dạng lá là phổ biến tuy trong thực tế có nhiều loại ăn hoa, củ, quả cũng có thể gộp chung vào các loại rau.

rau màu

Rau ăn lá

Có rất nhiều loại rau ăn lá trong đó có thể kể đến rau ngót Sauropus androgynus, rau dền Amaranthus viridus, rau muống Ipomoea aquatica, rau cần nước Oenanthe javanica, rau lang Ipomoea batatan v.v.

Rau ăn quả

Rau ăn quả thuộc họ Bầu bí như bầu Lagenaria vulgaris, bí đao Benincasa hispida. Các loại quả khác như mướp Luffa cylindrica, dưa leo Cucumis sativus, khổ qua (mướp đắng)Momordiaca balsammina, cà tím Solanum melongea, đậu bắp v.v. Ngoài ra đu đủ xanh, xoài xanh, mít xanh cũng được dùng chế biến như một loại rau trong ẩm thực Việt Nam.

Rau ăn rễ

Rau ăn rễ như ngó sen Nelumbo v.v.

Rau ăn củ

Rau ăn củ có thể gồm củ cải Rhapanus sativus, cà rốt Daucus carota, Củ dền Beta vulgaris

Rau ăn thân

Bạc hà, rau chuối, măng và măng tây là dạng rau của một số thân cây thảo mộc.

Rau ăn hoa

Hoa chuối, hoa thiên lý, hoa điên điển, bông súng đều có thể dùng làm rau.

Rau thơm

rau

Rau càng cua

Loại này, tức rau gia vị mang tên “rau” nhưng có công dụnng đặc biệt là ăn kèm với nhiều món chính chứ riêng nó thì không phải là món ăn. Phổ thông có rau răm Polygonum odour, húng láng, ngò om (rau ngổ) Limnophila arbromatica, tía tô Perilla ocymoides L., giấp cá (diếp cá) Houttuynia cordata v.v.

Theo tập quán ở Việt nam, thực vật được gọi là rau nghĩa là có thể nấu chín hoặc ăn sống (tươi) đều được cả. Như giá đậu, có thể xào nấu, nấu canh, luộc nhưng thường dùng ăn sống nhiều hơn. Các loại rau gia vị cũng vậy. Trường hợp ngoại lệ là rau câu tuy mang danh hiệu “rau” nhưng công dụng không phải là một loại rau theo nghĩa thông thường.

Tóm lại, đã gọi là rau khi thực vật có thể ăn được, vừa là thực phẩm, vừa là dược thảo, vừa là gia vị cho bữa ăn.

Quy trình kỹ thuật trồng các loại rau màu

kỹ thuật trồng rau màu
kỹ thuật trồng rau

1. SỬA SOẠN ĐẤT

1.1. Chọn đất

Đất phải thích hợp cho yêu cầu của từng loại rau: Đất pha cát, phù sa ven sông, đất thịt hay đất sét pha. Khu trồng rau phải gần nguồn nước, nguồn phân. Khu trồng rau phải thuận tiện cho giao thông phân phối.

1.2. Cày, bừa, phơi đất

Cày sâu để tăng chiều dầy tầng canh tác, phá vỡ lớp đất đế cày.
Phơi ải thường được áp dụng trước khi sửa soạn đất để diệt cỏ dại, mầm bệnh trong đất, làm đất khô ráo, thoáng khí, dễ làm đất hơn.

1.3. Lên liếp

Sau khi cày bừa, làm cỏ, cần tiến hành lên liếp tạo điều kiện cho rễ phát triển tốt, đất được thoát nước và khâu chăm sóc được dễ dàng.
Để rau có điều kiện hứng đủ ánh sáng cần chú ý hướng liếp. Hướng Đông Tây cho cây đủ ánh sáng nhất.

1.4. Đậy liếp bằng màng phủ nông nghiệp

Màng phủ nông nghiệp còn gọi là “màng bạt” hay “thảm”, là một loại nhựa dẻo, mỏng chuyên dùng để phủ liếp trồng rau.

Mục đích: Hạn chế côn trùng gây hại, hạn chế bệnh hại, ngăn ngừa cỏ dại, điều hòa độ ẩm và giữm cấu trúc mặt đất, giữ phân bón, tăng nhiệt độ đất, hạn chế độ phèn, mặn, tăng giá trị trái.
Trồng rau sử dụng màng phủ nông nghiệp có thể khắc phục được một phần yếu tố bất lợi của môi trường, cải thiện phương pháp canh tác cổ truyền theo hướng công nghiệp hóa, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân.

Cách sử dụng màng phủ nông nghiệp trên một số loại rau có thời gian sinh trưởng dài.

Chuẩn bị trước khi trồng:

– Lên liếp: Lên liếp cao 20 – 40 cm tùy mùa vụ, mặt liếp phải bằng phẳng.

– Rải phân lót: Toàn bộ vôi, phân chuồng và 1/4 lượng phân hóa học rài, trộn đều trên mặt liếp. Trồng bằng màng phủ nên bón lượng phân lót nhiều hơn trồng phủ rơm bởi vỉ phân bón được giữ bên trong màng phủ ít bị thất thoát…

– Đậy màng phủ: Tưới ướt mặt liếp trồng khi đậy màng phủ.

– Đục lỗ màng phủ: Dùng lon sửa bò đường kính 10 cm.

– Xử lý mầm bệnh: Phun thuốc trừ nấm bệnh vào lỗ trước khi đặt cây con.

2. XỬ LÝ HẠT GIỐNG RAU TRƯỚC KHI GIEO

2.1. Xử lý hột giống:

Đề nghị phòng bệnh do nấm khuấn có sẳn trong hạt hoặc tấn công cây con lúc mới gieo.

2.2. Cách gieo hột:

– Gieo hột thẳng:

*Ưu điểm: Gieo thẳng rễ mọc sâu, cây sinh trưởng rất mạnh không bị mất sức.

* Khuyết điểm: Khó chăm sóc gặp mưa to cây hư nhiều.

– Gieo trong bầu:

* Ưu điểm: Gieo trong bầu cây sinh trưởng đều ít hao cây con.

* Khuyết điểm: Tốn công làm bầu, rễ không phát triển sâu.

3. CHĂM SÓC RAU:

Xới đất để diệt cỏ, cải thiện thành phần không khí trong đất và giữ ẩm độ đất.
Vun đất làm thêm phần xốp vào nơi gốc cây, giúp cây khỏi ngã khi có gió to và tăng cường khả năng tiếp xúc của bộ rễ với đất, tạo điều kiện cho rễ bất định trên gốc thân phát triển.

Tủ đất giúp giảm sự bốc thoát hơi nước từ đất.

4. BÓN PHÂN CHO RAU:

Có nhiều cách bón phân:

– Vãi phân và cày lấp đất chôn phân trước khi gieo trồng

– Bón phân vào rãnh ở một bên hay cả 2 bên hàng cây.

– Trộn đều phân vào đất trong rãnh khi gieo, lấp đất và gieo hạt lên trên.

– Rãi trên mặt hoặc giữa hàng cây các loại phân NPK dễ tiêu, có hiệu nhanh khi cây lớn.

5. TƯỚI NƯỚC CHO RAU:

Là một trong những biện pháp chủ yếu đảm bảo năng suất cao mà không lệ thuộc vào điều kiện thời tiết. Phương pháp tưới được sử dụng phổ biến:Tưới thùng, gàu, tưới rãnh.

6. PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH CHO RAU MÀU

6.1. Phương pháp canh tác

– Khử giống.

– Cải thiện điều kiện môi trường.

– Điều chỉnh nước tưới và thoát nước hợp lý, tạo ẩm độ đất và không khí thích hợp cho sự phát triển của cây và không thuận hợp cho vi sinh vật.

– Bón phân thay đổi pH và nnồng độ các chất dinh dưỡng trong đất cũng có thể ngăn ngừa một số bệnh do vi sinh vật trong đất gây ra.

– Luân canh và xen canh.

6.2. Phương pháp sinh học:

– Sử dụng giống kháng.

– Biện pháp sử dụng thiên địch thiên nhiên.

6.3. Phương pháp hoá học:

Việc áp dụng biện pháp hóa học có ý nghĩa tích cực nhất trong viêc bảo vệ rau phòng tri dịch hại vì thuốc tác dụng phòng trị dịch nhanh.

Sử dụng thuốc hóa học phòng trị côn trùng thường đưa đến việc làm ô nhiểm môi trường và sản phẩm rau thu hoạch và diệt côn trùng có ích, do đó chỉ trong trường hợp rất cần thiết hãy sử dụng. Nếu có thể nên giảm đến mức tối thiểu việc sử dụng thuốc hóa học hoặc sử dụng kết hợp với các phương pháp khác.

7. THU HOẠCH RAU

– Chín kỹ thuật, chín nông học hay chín thu hoạch là thời điểm sản phẩm có thể sử dụng làm thực phẩm, dự trữ, chuyên chở hay chế biến.

ThS. Trần Thị Ba
Bộ môn Khoa Học Cây Trồng
Khoa Nông Nghiệp & Sinh học ứng dụng, Trường ĐHCT

Bình luận

Bản quyền © 2019.