Mô hình Trồng Nấm Sò băng phương pháp hấp khử trùng
Cập nhật lúc:17/06/2019, 22:25
Mô hình Trồng Nấm Sò băng phương pháp hấp khử trùng
Nấm sò có tên khoa học là Pleurotus ostreatus
Kỹ thuật trồng nấm sò
Nấm sò hay Nấm bào ngư (danh pháp hai phần: Pleurotus ostreatus) là một loài nấm ăn được thuộc họ Pleurotaceae.
Xem video clip kỹ thuật trồng nấm sò mới tại đây:
Nguồn nguyên liệu phổ biến để trồng nấm sò là rơm rạ, bông phế thải, mùn cưa. Có 2 phương pháp xử lý như sau
Nó được trồng lần đầu ở Đức để ăn trong thế chiến 1 nhưng mãi cho đến năm 1970, nấm bào ngư mới được nuôi trồng đại trà khắp thế giới, tuy nhiên việc trồng được ghi chép trong tài liệu đầu tiên là bởi Kaufert
Loài nấm này mọc trên các thân cây khô hoặc suy yếu, thành những tai nấm xen kẽ nhau như hình bậc thang. Nó liên quan đến loài nấm trồng “vua nấm sò”.
công dụng của nấm sò
giá nấm sò
chế biến nấm sò
nấm bào ngư
nấm sò tím
bán nấm sò
cách trồng nấm sò
món ăn từ nấm sò
Nấm sò được xem là một nấm dược liệu do nó có chứa các statin như lovastatin có tác dụng giảm cholesterol
Ngoài ra, cũng đang có một số đề tài nghiên cứu về khả năng chống ung thư của nấm bào ngư do sự hiện diện của lovastatin trong tai nấm, tập trung ở phiến nấm và đặc biệt ở bào tử nấm. Nấm sò là một trong những thường tìm nấm hoang dã, mặc dù nó cũng có thể được trồng trên rơm rạ và các loại vật liệu khác.
Nó thường có hương thơm của hồi do sự hiện diện của benzaldehyde
trồng nấm sò bằng mùn cưa
Nấm sò mọc tập trung thành cụm nên khi nấm đủ lớn cần hái cả cụm. Hái nấm không được để sót phần gốc trên bịch nấm. Tổng thời gian thu hái nấm kéo dài trong 30 – 45 ngày kể từ ngày hái đầu tiên.
trồng nấm sò tại nhà
trong nấm sò
Xử lý nguyên liệu trồng nấm sò:
Nguồn nguyên liệu trồng nấm sò phổ biến là rơm rạ, bông phế thải, mùn cưa. Có 2 phương pháp xử lý như sau:
1). Ủ nguyên liệu thành đống với khối lượng đủ lớn để tăng nhiệt độ trong đống ủ đạt đạt 60-70 oC, thời gian kéo dài 6-7 ngày. Trung bình một đống ủ đảm bảo có trọng lượng tối thiểu từ 300kg khô trở lên.
2). Khử trùng nguyên liệu trong hơi nước ở nhiệt độ 100-125 oC kéo dài 90-180 phút.
Xử lý rơm rạ theo cách 1:
Rơm rạ khô được làm ướt bằng nước vôi theo tỷ lệ: 3,5kg vôi đã tôi hòa tan với 1.000 lít nước. Ủ rơm rạ được 3 ngày, đảo đống lần 1, ủ tiếp 3 ngày, đảo lần 2 và băm nguyên liệu thành từng đoạn 15-20cm, ủ tiếp 2 ngày là được (bắt đầu cấy giống). Thời gian ủ 8 ngày đối với rơm rạ mềm, 9 ngày rơm rạ cứng. Trong khi đảo, chỉnh độ ẩm thật chuẩn (65%). Nếu quá ẩm hoặc quá khô cần điều chỉnh bằng cách phơi hoặc thêm nước, ủ lại 1-2 ngày sau mới trồng.
Xử lý bông phế thải theo cách 1:
Ngâm bông nhanh trong dung dịch nước vôi theo tỷ lệ như trên, vắt nhẹ, ủ lại thành đống, che kín bằng bao dứa hoặc nilon. Thời gian ủ 12-24 giờ. Xử lý theo phương pháp này có thể làm số lượng ít nhưng vẫn đảm bảo. Khi trồng nấm cần làm thật tơi nguyên liệu bằng cách dùng tay hoặc cào sắt xé bông vụn.
Xử lý nguyên liệu rơm rạ, bông phế thải và mùn cưa theo cách 2:
Rơm rạ chặt ngắn 10-15cm, ngâm trong nước vôi 15-20 phút, vớt ra để ráo nước 1-2 ngày. Bông phế thải làm ướt như trên. Mùn cưa làm ướt ủ lại 4-6 ngày. Các nguyên liệu này sau khi kiểm tra đủ độ ẩm, trộn thêm 5-10% bột cám hoặc ngô. Cho nguyên liệu vào túi nilon chịu nhiệt kích cỡ 20 x 40cm, trong lượng 1,5-2kg/túi, nút túi bằng ống nhựa và bông không thấm nước đưa vào thanh trùng ở các chế độ nhiệt khác nhau:
Hấp cách thủy trong thùng phuy, khi nhiệt độ trong túi đạt 95oC bắt đầu tính giờ, kéo dài 180 phút.
Để nguội sau 24 giờ hấp lại lần 2 như lần 1.
Lấy nguyên liệu ra, để nguội, cấy giống trong tủ và phòng vô trùng.
Cấy giống nấm sò:
Sau khi xử lý nguyên liệu thì chuẩn bị túi nilon kích thước 30 x 40cm. Tỷ lệ giống cấy cho một túi khoảng 40 – 50g (40kg giống cho 1 tấn nguyên liệu).
Cho một lớp nguyên liệu vào túi đã gấp đáy vuông cao 5 – 7cm, rắc một lớp giống nấm xung quanh thành túi. Làm như vậy đủ 3 lớp, lớp trên cùng rắc giống đều trên bề mặt. Sau đó lấy bông quấn dây cao su chặt nút bông. Trọng lượng của một túi (nguyên liệu rơm rạ) khoảng 2 – 3kg/túi, của bông phế thải và mùn cưa là 1,2 – 1,5kg/túi.
Ươm và rạch bịch nấm sò:
Bịch nấm sò đã được chuyển vào phòng ươm, đặt trên giá hoặc để trực tiếp xuống nền đất theo chiều nút bông phía trên. Khoảng cách giữa các bịch từ 5-10cm, nhà cần thoáng mát sạch sẽ, không cần ánh sáng. Thời gian ươm từ 25 – 30 ngày
Rạch bịch: bịch nấm sò đã phát triển tốt sau 25 – 30 ngày, dùng dao nhọn, sắc, rạch 4 – 6 đường xung quanh, khoảng cách giữa các đường rạch đều nhau, chiều dài vết rạch 3 – 4cm. Gỡ nút bông ra, úp miệng túi quay xuống phía dưới và đặt bịch cách nhau 15 – 20cm để khi nấm ra không chạm vào nhau.
Chăm sóc và thu hái nấm sò:
Tưới nước: khi rạch bịch được 4 – 6 ngày, tiến hành tưới nước bên ngoài túi. Tưới nước dưới dạng phun sương, lượng ít nhưng kéo dài thời gian tưới, trung bình 4 – 6 lần/ngày. Sau khi thu hết đợt 1, ngừng việc tưới nước khoảng 5 – 7 ngày sau nấm lại ra tiếp đợt sau.
Thu hái nấm sò:
Nấm sò mọc tập trung thành cụm nên khi nấm đủ lớn cần hái cả cụm. Hái nấm không được để sót phần gốc trên bịch nấm. Tổng thời gian thu hái nấm kéo dài trong 30 – 45 ngày kể từ ngày hái đầu tiên.
Nghề mới – Trồng nấm sò trên thân, lõi ngô
Tìm hướng nâng cao mức sống cho bà con người Mông ở 4 huyện vùng cao núi đá Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc, mới đây tỉnh Hà Giang đã xây dựng 2 mô hình trồng nấm sò trên thân, cây ngô và lõi ngô cho hiệu quả, hé mở ra một nghề mới cho bà con vùng này.
Bà con vùng cao trình độ còn hạn chế nên Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã phối hợp với Hội Liên hiệp Thanh niên tỉnh xây dựng 2 mô hình thực hiện trồng nấm sò trên thân cây ngô, lõi ngô đáp ứng thực tế đó. Địa điểm được chọn xây dựng mô hình trồng nấm là xã Hữu Vinh (huyện Yên Minh) và xã Đông Hà (huyện Quản Bạ).
Trước khi trồng nấm, Trung tâm Khuyến nông tỉnh và huyện đã tập huấn kỹ thuật cho 60 người mà nòng cốt là đoàn viên thanh niên. Sau khi được tập huấn kỹ, cán bộ kỹ thuật và đoàn thanh niên 2 xã đã cùng nhau xây dựng 2 nhà xưởng với trên 70 m2 mỗi nhà. Chỉ sau gần 40 ngày trồng nấm đã cho thu hoạch.
Tại mô hình xã Hữu Vinh với 330 bịch nấm, mỗi bịch trồng cấy 14 chùm nấm, mỗi chùm nấm cho thu 0,2 kg nấm, với 330 bịch cho thu 924 kg nấm. Số nấm thu hoạch bán được 9 triệu 200 nghìn đồng (giá bán 10.000 đồng/kg).
Mô hình tại xã Đông Hà, huyện Quản Bạ được thực hiện cùng số lượng bịch và cho kết quả thu như mô hình tại xã Hữu Vinh. Như vậy, 2 mô hình qua vụ nấm đầu tiên đã cho thu trên 18 triệu đồng, trừ chi phí cho đầu tư là 6,5 triệu vẫn còn lãi 11 triệu 500 nghìn đồng. Khi tiến hành sản xuất lứa sau sẽ giảm chi phí do không phải đầu tư cho mua nhiệt kế, ẩm kế, bạt che, bình chứa nên lãi sẽ cao hơn.
Thành công ở 2 mô hình trồng nấm sò trên thân cây ngô, lõi ngô đã tạo niềm tin đối với bà con người Mông sống ở 4 huyện trên cao. Kỹ thuật trồng nấm sò trên lõi ngô, thân cây ngô không quá khó; vốn đầu tư không nhiều nên khả năng nhân rộng là khả quan.
Để nghề mới này có điều kiện phát triển, tỉnh Hà Giang đã xây dựng chương trình đầu tư, hỗ trợ chuyển giao công nghệ sản xuất nấm ăn cho 60 xã do Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn làm chủ dự án và doanh nghiệp Thiên Sơn thực hiện. Ngoài tổ chức chuyển giao công nghệ để bà con sản xuất trồng nấm sò, Công ty Thiên Sơn còn có trách nhiệm tổ chức thu mua sản phẩm mà bà con sản xuất ra.
Trồng nấm sò trên thân cây ngô, lõi ngô là hướng phát triển kinh tế sẽ có hiệu quả ở vùng này bởi đây là vùng có khí hậu ôn hòa, nhiệt độ khá ổn định trong những tháng hè thu và đầu đông nên thuận lợi cho nấm phát triển.
Vùng này sẵn có và dồi dào nguồn nguyên liệu, mà trước đây sau khi thu hoạch ngô xong là bà con chặt thân cây ngô rồi đốt ngay tại nương, hoặc làm chất đốt đun nấu, sưởi ấm; còn lõi ngô khi tẽ hạt xong bà con cho vào bếp đốt.
Bình luận