Kỹ thuật trồng chuối để nuôi gia súc

Cập nhật lúc:20/06/2019, 12:47

Kỹ thuật trồng chuối để nuôi gia súc

Nước ta có thể trồng chuối quanh năm. Tuy nhiên, các tỉnh miền Bắc nên tránh trồng vào mùa Đông và tránh để chuối trổ buồng vào mùa bão (tháng 6 – tháng 7).

Chuẩn bị đất

Cần đất ẩm, nhiều màu, tơi xốp và thuận tiện tưới tiêu.  Đất có độ pH trung tính hoặc chua nhẹ 5 – 7.  Tốt nhất là chọn cho chuối đất pha cát, đất thịt nhẹ có độ phì cao, giữ ẩm tốt, gần mạch nước ngầm và không bị ngập úng. Đào hố trồng sâu 50 cm, rộng 60 cm cho mỗi cây chuối giống (tùy cây giống lợn nhỏ có sự điều chỉnh cho phù hợp). Lót đáy hố bằng mùn rác, bùn, phân chuồng oai. Hàng cách hàng 2m.  Mỗi luống rộng 5,3 m. Nếu trồng chuối trên đồi có độ dốc 10%, cần tạo bậc thang để chống xói mòn và dễ chăm sóc, thu hoạch, tạo các đường mương dẫn nước về mùa mưa. Nếu trong thâm canh chuối trên diện tích lớn cần nhất thiết phải trồng cây vành đai chắn các hướng gió chính và bão.

Chuẩn bị cây giống

– Giống bằng mầm (chồi): Chọn những cây con mọc từ cây mẹ nhưng không nên lấy cây mọc thứ nhất vì thường rễ sâu, nếu đánh đi sẽ ảnh hưởng đến cây mẹ.

Cây chuối giống

Cây giống cần sạch bệnh. Nên chọn cây cao trên 1, đường kính gốc đạt 20cm. Cây khỏe, dáng thẳng thon nhỏ như hình búp măng, ít lá và lá nhỏ.

Nên xử lý cây giống trước khi trồng như sau: Đặt cây con vào tro bếp nguội hoặc vào hỗn hợp nhão gồm 1 – 2 kg supe lân 40 – 50 kg phân chuồng hoai mục với nước vừa nhão. Xử lý xong cây con đưa chuối vào nơi râm mát vài ngày sau mới trồng.

– Giống bằng củ: Chọn củ ở cây chuối đã chặt buồng được vài tháng; Đào lên, cắt hết rễ, nếu củ to, bổ làm 2 hoặc 4 miếng, mỗi miếng có 1 mầm, xử lý củ như xử lý cây con, sau vài ngày đem trồng chờ khi phát triển thành cây chuối con thì đánh cây con đem trồng.

Trồng chuối

– Trồng bằng mầm (chồi): Đặt cẩn thận chuối giống vào hốc dết đã chuẩn bị. Lấp đầy hố bằng rác mùn đã ủ mục. Sau đó dậm chặt, tưới nước ngay để giữ gốc và chóng bén rễ. Nếu không có điều kiện tưới nước thường xuyên thì nên phủ lá tươi giữ ẩm cho cây non. Chú ý chuối trồng trên đồi thì khi lấp đất cần để miệng hố thấp hơn 5 – 7 cm để giữ nước. Thời gian từ khi trồng đến khi thu hoạch chuối là từ 12 – 18 tháng.

– Chú ý: Bao giờ cây chuối cũng trổ buồng về phía đối diện với phía mặt cắt nên khi trồng trên đồi thì đặt mặt cắt của củ cây giống hướng xuống chân đồi để khi trổ buồng hướng về phía đỉnh đồi. Như vậy, buồng sẽ kéo cây trở lại đỡ bị đổ, bị nghiêng.

Phân bón

– Bón lót: Mỗi hố trồng chuối cần 10 – 15 kg phần hữu cơ lót; 0,2 kg supe lân và 0,1 kg phân lân. Trộn kỹ các loại phân này với 213 lớp đất mặt rồi đổ xuống hố, phía trên phủ 1/3 lớp đất mặt còn lại. Sau 1 – 1,5 tháng mới được trồng cây giống.

– Bón thúc lần 1 : Sau khi trồng được 1 ,5 tháng và làm cỏ Bón 0, 1 5 kg Ure; 0,3 kg phân kali. Đồng thời tưới 5 kg nước phân chuồng.

– Bón thúc lần 2: Sau lần bón thúc thứ nhất 3 tháng,

0,35 kg phân rác; 0,3 kg phân kali; 7 kg nước phân chuồng.

– Bón thúc lần thứ 3: Sau lần bón thúc thứ 2 từ 3 – 4 tháng tức là lúc trước cây trổ buồng. Lượng phân như bón thúc lần 2 và 8 kg nước phân chuồng.

– Cách bón:Trộn đều phân kali và lân rồi rải quanh gốc hoặc đào 3 – 4 lỗ sâu 10 cm, rộng 10 – 15cm quanh gốc chuối (cách gốc chuối 30 – 50 cm rồi đổ phân đã trộn vào các lỗ và lập đất

Chăm sóc

– Sau khi trồng được 7 – 10 ngày cần tưới mỗi ngày 1 lần

– Trồng xen đậu, lạc, rau xanh, dây khoai lang hoặc các cây phân xanh để hạn chế cỏ dại (cách gốc chuối 30 – 40 cm) đến khi chuối giao lá thì dừng trồng xen.

– Chú ý xới xáo nên cách xa gốc 50 – 60 cm vì rễ chuối ăn nông, ngang trên mặt đất.

Chế biến và sử dụng:

-Thân chuối non. Không cần chế biến mà cho lợn rừng ăn trực tiếp.

– Thân chuối già đã thu hoạch buồng: Thái mỏng rồi giã nhỏ. Sau đó ngâm với nước để bớt chát để trộn với cám hoặc các thức ăn tinh bột khác khi cho lợn rừng ăn.

– Củ chuối: Băm nhỏ cho ăn trực tiếp hoặc cắt khúc nấu cám cho lợn rừng ăn.

– Quả chuối, vỏ quả chuối băm nhỏ cho lợn ăn trực tiếp.

– Lá chuối: cứ 7 kg lá chuối bằng 1 đơn vị thức ăn. Lá chuối cũng chứa nhiều protein (1,7% vật chất khô) và lá chuối cho năng suất cao. Lá chuối thường được chế biến Bằng cách thái nhỏ, phơi khô, nghiền thành bột nhỏ và bảo quản trong túi nilon hàn kín

Bình luận

Bài viết liên quan

Cách xử lý nhãn da bò ra hoa Cách xử lý nhãn da bò ra hoa

Trước khi xử lý cho cây ra hoa thì cần tiến hành: -Bón phân phục hồi: khoảng 300 g Urê + 1kg lân ...

Bản quyền © 2019.