KỸ THUẬT NUÔI TÔM CÀNG XANH TOÀN TẬP

Cập nhật lúc:20/06/2019, 13:19

Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa & mương vườn  của trường Đại Học Cần Thơ

Tôm càng xanh Macrobrachium rosenberii phân bố tự nhiên ở vùng Châu Á – Thái Bình Dương như Ấn Độ, Sri Lanka, Bangladesh, Thái Lan, Malaysia, Myanmar, Philippines, Campuchia, Indonesia, Bắc Úc và Việt Nam. Sản lượng tôm cũng được báo cáo tại nhiều nước như Israel, Nhật Bản, Đài Loan và vài nước Châu Phi, Mỹ la tinh và Caribbean (New, 1990). Ngoài ra, một số loài có giá trị kinh tế phân bố ờ phía Tây châu Mỹ (M. americanum) và các vùng tiếp giáp Đại Tây Dương (M. carinus).

Hiện nay có nhiều quốc gia sản xuất giống và nuôi tôm càng xanh với các qui mô khác nhau. Ở Ấn Độ sản lượng tôm càng xanh khoảng 500 tấn/năm trong đó khoảng 40 tấn từ tôm nhân tạo. Campuchia khai thác hàng năm khoảng 100-200 tấn. Sản lượng tôm ở Malaysia khoảng 400 – 500 tấn. Chương trình nghiên cứu nuôi và sản xuất giống tôm càng xanh bắt đầu 1957-1960. Đồng thời họ có chương trình đào tạo cán bộ khoa học về lãnh vực này. Từ năm 1972 phát động phong trào nuôi tôm với chương trình Nhà nước phát triển nghề nuôi tôm. 1980 Thái Lan có 30 trại sản xuất giống đáp ứng 85% nhu cầu người nuôi. Sang 1983 có 300 trại nuôi tôm đạt sản lượng 500 tấn. Ở Hawaii năm 1966, tiến sĩ Fujimura nhập 36 con tôm càng xanh từ Malaysia và công bố qui trình sản xuất giống bằng nước xanh + thức ăn tổng hợp và Artemia vào năm 1977. Ở Carolina (Mỹ) có những trại 70 -100 ha với năng suất nuôi 1,6 – 1,8 tấn/ha với 165 ngày nuôi. Ở Đài Loan, năm 1970 nhập về 300 con tôm từ Thái Lan và công bố quy trình sản xuất giống mang tính đặc thù của mình là nơi chỉ có 7 – 8 tháng nhiệt độ ẩm. Tại Pháp là nơi không có tôm càng xanh phân bố, nhưng cũng có qui trình sản xuất giống mới (nước trong và Artemia) và xuất khẩu Kỹ thuật nuôi tôm sang các nước Châu Phi và Nam Mỹ.

Theo FAO (2002), tổng sản lượng tôm càng xanh trên thế giới đạt trên 119.000 tấn, đạt giá trị 410 triệu USD vào năm 2000. Châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, được xem là nơi sản xuất tôm càng xanh chủ yếu với 95% tổng sản lượng tôm càng xanh trên thế giới. Theo báo cáo mới nhất, năm 2003, chỉ riêng Trung Quốc, sản lượng tôm càng xanh đạt trên 300.000 tấn

Tôm là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nhiều tỉnh ở Đồng bằng Sông Cửu Long. Sản lượng chủ yếu là khai thác từ tự nhiên với sản lượng như sau:

Năm 1981 1982 1983 1984 1985
Tấn 2.500 3.800 4.200 4.800 6.500

Tuy nhiên với sản lượng khai thác tăng hàng năm cộng với môi trường bị ô nhiễm nên nguồn lợi tự nhiên bị suy giảm. Trong  những năm gần đây do cải tiến các qui trình ương tôm nên khâu sản xuất giống ngày càng đáp ứng cho nhu cầu của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Sản lượng, diện tích hiện tại và dự kiến được biểu hiện qua bảng sau:

Tỉnh Hiện tại Dự kiến  
Năm Sản lượng Tấn Năm Sản lượng

Tấn

Diện tích

ha

 
 
An Giang 1988 0.7 2010 870  
Bạc Liêu 2010 750 2500  
Bến Tre 1998 1379.5  
Cà Mau 2010 400-800 500-1000  
Cần Thơ 1997 113 2010 1000 5000  
Đồng Tháp 1998 850 2010 2000  
Tiền Giang 1995 200 2010 200-220 200  
Trà Vinh 1998 238 2010 2500 5000  
Vĩnh Long 1998 250 2010 2690 3000  
TPHCM 1998 500 2005 1000 500  

Theo thống kê năm 2002 của Bộ Thủy Sản thì cả nước đạt khoảng 10.000 tấn tôm càng xanh, mà chủ yếu là của ĐBSCL. Nghề nuôi tôm hiện phổ biến ở các tỉnh An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp, Bến Tre, Vĩnh Long và Trà Vinh với các mô hình như: nuôi tôm trong mương vườn, nuôi tôm trên ruộng lúa, nuôi tôm trong đăng quầng. Năng suất tôm nuôi đạt bình quân 184 kg/ha/vụ đối với nuôi kết hợp với trồng lúa, 686 kg/ha/vụ đối với nuôi tôm luân canh với trồng lúa, 4.120 kg/ha/vụ đối với nuôi tôm đăng quầng và 1.200 kg/ha/vụ đối với nuôi tôm ao .

II. Đặc điểm sinh học của tôm càng xanh TOP
  1. Hình thái, phân loại và phân bố

Tôm càng xanh gồm 2 phần: phần đầu hay còn gọi là vỏ đầu ngực và phần mình gồm 6 đốt và tận cùng là telson. Thân tôm tương đối tròn, thân có màu xanh dương xen kẽ những đoạn trắng trong trên thân. Chủy rất phát triển, nhọn ở đầu và cong vút lên. Mặt trên của chủy có 11-15 răng, thường có 3 – 4 răng sau hốc mắt, mặt dưới chủy cò 12 -15 răng. Công thức chủy như sau:

3 – 4 / 11-15

CR =      —————–

12-15

Phân loại tôm như sau

Ngành tiết túc:                       Arthropoda

Lớp giáp xác:                         Crustacean

Lớp phụ giáp xác bậc cao:    Malacostraca

Bộ mười chân:                          Decapoda

Bộ phụ chân bơi:                         Natantia

Phân bộ:                                       Caridae

Họ:                                                Palaemonidae

Giống:                                          Macrobrachium

Loài:                                             M. rosenbergii (de Man)

Ở Việt Nam, theo Đặng Ngọc Thanh và ctv (1980) ở Bắc Việt Nam có 4 loài thuộc giống Macrobrachiumnhưng không có loài Macrobrachium rosenbergii, ở miền  Nam có 2 loài làM. lanchesteri  M. rosenbergii. Trong đó tôm càng xanh M. rosenbergii phân bố chủ yếu ở các thủy vực thuộc hệ thống sông Đồng Nai, Vàm cỏ, Sài gòn và Đồng bằng Sông Cửu Long.

     2. Các yếu tố môi trường. TOP

Tôm càng xanh là loại giáp xác 10 chân, sống chủ yếu ở tầng đáy. Tôm sống hầu hết các thủy vực nước ngọt trong nội địa và vùng nước lợ. Tôm là loài giáp xác vừa bơi vừa bò.

* Độ phèn (pH): Tôm sinh trưởng tốt trong môi trường nước trung tính pH dao động từ 7 – 8. Độ pH từ 5,5 – 6,5 tôm có thể sống nhưng tăng trọng rất kém. Độ pH

* Nhiệt độ: Tôm thích ứng ở nhiệt độ 25 – 30oC. Tôm không chiụ được lạnh hay quá nóng 35 – 38oC Vì thế nuôi tôm trong mùa khô phải đảm bảo đủ độ sâu tối thiểu của nước 0,8 m.

* Oxy hòa tan: Tôm thích sống trong môi trường nước sạch, không nhiễm mặn, phèn và nhiễm bẩn. Tốt nhất nên đảm bảo oxy hòa tan là 5 mg/l.

* Độ mặn. Tôm sinh trưởng và phát triển tốt trong môi trường nước ngọt, tuy nhiên trong môi trường nước lợ (5 – 7 ppt) tôm vẫn sinh trưởng và phát triển bình thường. Độ mặn cao có thể ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của tôm.

3. Đời sống của tôm càng xanh TOP

Chu kỳ sống của tôm càng xanh có 4 giai đoạn là phôi, ấu trùng, hậu ấu trùng và tôm trưởng thành.

Thời kỳ phát triển phôi. Trướng thành thục sẽ được thụ tinh khi có sự  giao vĩ giữa tôm đực và tôm cái. Trứng thụ tinh sẽ được ấp ở phần bụng của con cái cho đến khi nở thành ấu trùng.

Thời kì ấu trùng (larva). Ấu trùng sống trong môi trường nước lợ (12 – 16 ppt ) giai đoạn này kéo dài 30 – 45 ngày. Ấu trùng sống phù du và phải trải qua 11 giai đoạn phát triển. Bảng tóm tắt dược phân biệt như sau

Giai đoạn Đặc điểm đáng chú ý
I Mắt không có cuống
II Mắt có cuống
III Chân đuôi xuất hiện
IV Chủy có hai răng ở cạnh trên
V Đốt đuôi hẹp laị và kéo dài
VI Mầm chân bụng xuất hiện
VII Chân bụng có hai nhánh và chưa có lông tơ
VIII Chân bụng có lông tơ
IX Nhánh trong của chân bụng có nhánh phụ trong
X Chủy có 3 – 4 răng ở cạnh đầu
XI Chủy có răng ỏ nửa cạnh trên
Hậu ấu trùng Chủy có răng ở cạnh trên và cạnh dưới

Thời kỳ hậu ấu trùng (Post-larvae). Tôm giống nhỏ có kích cỡ 1cm, tôm có thể bơi lội chủ động. Sau thời gian nuôi 2 – 3 tháng trong điều kiện ương nuôi thích hợp tôm sẽ đạt 7 – 10 cm gọi là tôm giống lớn (juvenile).

Thời kỳ tôm trưởng thành. Tôm trưởng thành là lúc tôm sau khi nuôi khoảng 3-4 tháng từ tôm lứa hay 7 – 8 tháng từ postllarva.

4.  Đặc điểm dinh dưỡng TOP

Tùy từng giai đoạn phát triển, tôm ăn các loại thức ăn khác nhau. Ở giai đoạn ấu trùng , tôm ăn chủ yếu là phiêu sinh động vật, giun rất nhỏ và ấu trùng của các động vật không xương sống khác. Trong trại tôm, tảo Chlorella, Artemia và thức ăn chế biến như gan bò, trứng, sữa được dùng làm thức ăn cho tôm.

Tôm càng xanh là loài ăn tạp thiên về thức ăn động vật. Khi phân tích thành phần thức ăn trong dạ dày của tôm ngoài tự nhiên gặp chủ yếu các loài nguên sinh dộng vật, giun trong đó có nhiều nhất là giun nhiều tơ, giáp xác, côn trùng, ốc và cả cá nhỏ. Ngoài ra còn gặp các ngành tảo dạng sợi thuộc ngành tảo lục (Chlorophyta), tảo làm (Cyanophyta), tảo silic (Bacilariophyta) và tảo vàng ánh (Chrysophyta). Ngoài những thức ăn tự nhiên, tôm còn ăn các loại thức ăn khác như cua, ốc, cá vụn, khoai mì, cơm dừa, xác động vật thối rữa và thức ăn tổng hợp.

5.  Đặc tính sinh trưởng TOP

Tôm càng xanh tăng trưởng nhanh. Khi tăng trưởng, tôm cần lột xác. Thường thì tôm lột xác khoảng 2 – 3 lần trong một tháng tùy thuộc vào chất lượng nước và chất lượng thức ăn. Khi lột xác, tôm thường cặp mé, hoặc tìm những chổ cạn hay chà trú ẩn để lột xác. Tôm thường lột xác vào ban đêm hay buổi sáng sớm khi con nước ròng. Sau 30 phút tôm có thể hoạt động trở lại nhưng vỏ kitin vẩn còn mềm, sau khoảng 4 – 5 giờ thì vỏ cứng hẳn.

Chu kỳ lột xác của tôm càng xanh

Trọng lượng tôm (g) Chu kỳ lột xác (ngày)
0,05 – 0,5

1,0 – 2,0

3,0 – 5,0

6,0 – 10

11 – 15

16 – 20

21 – 25

26 – 35

Trên 35

5

6

9

13

17

18

20

22

22 – 24

6.  Đặc tính sinh sản TOP

Có thể phân biệt tôm đực và tôm cái bằng đôi chân bụng thứ II. Ở tôm đực có 2 mấu (nhánh phụ), trong khi tôm cái có 1 mấu. Ngoài ra có thể phân biệt tôm đực và tôm cái thông qua cơ quan sinh dục: lổ sinh dục dực ở 2 gốc của đôi chân bò V, trong khi con cái ở đôi chân bò III.

Tôm sinh sản quanh năm, tuy nhiên mùa vụ sinh sản của tôm ngoài tự nhiên tập trung vào tháng 1 – 2 và 8 – 9 âm lịch. Tuy nhiên trong ao nuôi, bắt gặp tôm mang trứng khi 3 – 4 tháng tuổi con giống từ postlarvae.

Tôm đực thành thục có trứng màu da cam ở bên trong giáp đầu ngực, đó là những con cái sắp bước vào thời kỳ giao vĩ. Hiện tượng giao vĩ chỉ xảy ra khi con cái lột xác, còn con đực hình như lúc nào cũng sẳn sàng. Quá trình giao vĩ có thể chia làm 4 giai đoạn gồm tiếp xúc, ôm giữ con cái, trèo lên lưng và lật ngữa gắn túi tinh. Tinh trùng được tiết ra dưới dạng hình túi nằm sát phần ngực của con cái. Sau 6-20 giờ, tôm cái bắt đầu đẻ trứng. Khi đẻ con cái cong mình về phía trước đến khi ngực và bụng tiếp xúc nhau, tạo nên sức đẩy ép trứng từ buồng trứng ra ngoài lổ sinh dục. Trứng thụ tinh rồi chảy xuống vào bên trái và bên phải của buồng ấp trứng từ đôi chân bụng thứ 4 đến thứ 3, 2 và cuối cùng là chân bụng 1. Trong buồng ấp trứng được bao bọc bởi một màng nhày trong suốt như chùm nho, những chùm trứng này dính chặt vào những sợi lông ở 4 chân bụng. Tôm cái mang trứng dưới bụng và bảo vệ trứng cho đến khi nở. Tùy thuộc vào nhiệt độ, trứng sẽ nở vào khoảng 15 – 23 ngày. Trứng mới đẻ có màu vàng nhạt sáng chuyển dần sang màu da cam đến ngày thứ 12 chuyển dần sang sáng đậm và đến ngày nở có màu sáng đậm đen.

Sức sinh sản tuyệt đối của tôm dao động rất lớn. Ở Ấn độ sớ lượng trứng dao động từ 7.000 – 30.000 trứng, ở Philippines từ 45.000 – 94.000 trứng, ở Thái lan từ 20.000 – 120.000 trứng và ở Việt nam từ 2.600 – 160.000 trứng. Tuy nhiên số lượng trứng tùy thuộc vào kích cỡ tôm và dinh dưỡng. Tôm càng lớn thường càng nhiều trứng. Sức sinh sản tương đối dao động  500 -1.000 trứng/g. Thông thường tôm đẻ lần 2, 3 tăng lên và giảm dần các lần còn lại. Tôm thường đẻ từ 4 -5 lần, cá biệt 6 lần. Mỗi lần cách nhau 19 – 45 ngày tuy nhiên cũng có trường hợp 7 ngày.

III. Các mô hình nuôi tôm càng xanh TOP
  1. KỸ THUẬT NUÔI TÔM TRONG RUỘNG LÚA

    1.Thiết kế công trình

Ruộng lúa có thể nuôi tôm càng xanh phải đáp ứng các yêu cầu sau:

–         Cơ cấu chất đất phải giữ được nước.

–         Gần nguồn nước ngọt tốt để có thể cấp tiêu nước dễ dàng. Tốt nhất là có thể trao đổi nước theo thuỷ triều.

–         Đất không bị nhiễm phèn, độ pH của nước từ  6,5 trở lên.

–         Không bị ảnh hưởng bởi nước thải công nghiệp và nước bẩn.

–         Tiện đi lại và chăm sóc quản lý.

Diện tích ruộng nuôi dao động từ  0,5 – 5,0 ha tuỳ theo từng điều kiện cụ thể.

§        Ruộng nuôi phải có đê bao kiên cố để đảm bảo giữ được mức nước tối thiểu trên mặt ruộng là 0,6 m. Mặt bờ đê rộng 1,2 – 1,5 m, chân bờ rộng 3,0 – 4,0 m, cao 1,2 m. Vào mùa lũ nên chắn lưới quanh bờ để ngăn không cho tôm ra ngoài khi mức nước cao hơn bờ đê.

§        Ruộng phải có mương bao rộng 3,0 – 4,0 m, sâu 0,8-1 m so với mặt ruộng. Mặt đáy của mương bao có độ nghiêng về phía cống thoát nước. Diện tích mương bao chiếm khoảng 20 – 25 % tổng diện tích ruộng.

§        Ruộng nuôi nên thiết kế cống cấp và thoát riêng.

Mặt cắt ngang ruộng lúa nuôi tôm càng xanh

Chuẩn bị ruộng nuôi tôm

Hình 1: Rơm rạ khô sẽ được dọn sạch

§        Sau khi thu hoạch lúa, dọn sạch rơm rạ, cỏ trên ruộng lúa; sên vét lớp bùn đáy ở mương bao, cho nước vào ngập ruộng ngâm vài ngày rồi xả bỏ. Những ruộng có hệ thống mương bao mới đào thì cần lấy nước vào ngâm vài lần để rửa phèn.

  • Bón vôi: sử dụng vôi nung (CaO) 10 – 15 kg/100m2. Bón vôi sau khi đáy mương bao đã được tát cạn, vôi được rải khắp mương và bờ ruộng. Bón vôi ngoài việc diệt tạp, tiêu độc đáy mương nó còn tạo điều kiện pH cao thích hợp trong việc tạo thức ăn tự nhiên ban đầu có ích cho tôm nuôi giai đoạn nhỏ.

§        Phơi mặt ruộng và đáy mương bao khoảng 2 – 3 ngày, tránh phơi quá lâu mặt ruộng bị nứt nẻ làm xì phèn.

§        Cấp nước vào ruộng nuôi tôm phải qua lưới lọc (lưới cước a = 1 mm) để ngăn chặn địch hại và tép cá tạp vào làm giảm sản lượng nuôi và cạnh tranh thức ăn. Khi mực nước trong mương bao đạt 1,2 m thì có thể bón phân vô cơ DAP để gây màu nước. Lượng phân bón từ 100 – 150 g/100 m2. Lợi ích của việc bón phân là để hạn chế tảo đáy phát triển, tảo sẽ hấp thu các sản phẩm Nitơ và Phospho trong nước hạn chế nguồn gây ô nhiễm và ổn định nhiệt độ, pH.

Xung quanh mương bao ruộng có thế để chà khoảng 4 – 5 m cắm một bó. Chà nên buộc lại thành bó cắm một góc nghiêng 45o so với mặt đất. Chà thường là những bó tre hay các nhánh cây khác. Không nên dùng chà của những cây có chứa tinh dầu như: cam, quít, bưởi.

2. Mùa vụ TOP

Thường tận dụng vụ lúa Hè – Thu để nuôi tôm. Lúc này nước nhiều và thời gian ngập nước trong ruộng kéo dài, tôm có điều kiện ăn được thức ăn trên ruộng. Nuôi tôm tốt nhất nên nuôi trên các ruộng cấy lúa vì luá cấy có khoảng trống nên tôm có thể bơi xen giữa lúa ăn được thức ăn trên ruộng. Nếu nuôi trên lúa sạ thì nên sạ lúa thưa hơn sạ bình thường. Thả giống tốt nhất khi cây lúa 2 tuần sau khi sạ hay 1 tuần sau khi cấy. Lịch thời vụ 2 lúa + 1 tôm.

Lúa Hè – Thu           Lúa Đông – Xuân  
  Tôm càng xanh        
4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 2 3
                       

Tháng

Sơ đồ: Lịch thời vụ sản xuất lúa và nuôi tôm xen canh

Một số nơi do vụ lúa Hè – Thu không lời nên nông dân bỏ hẳn vụ này và chỉ nuôi tôm càng xanh. Lịch thời vụ 1 lúa + 1 tôm

            Lúa Đông – Xuân  
  Tôm càng xanh        
4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 2 3
                       

Tháng

Sơ đồ: Lịch thời vụ sản xuất lúa và nuôi tôm luân canh

Mô hình nuôi tôm càng xanh ở ruộng lúa

–    Mô hình một vụ lúa và một vụ tôm: ruộng chỉ canh tác vụ lúa Đông -Xuân, sau khi thu hoạch lúa thì tiến hành thả tôm Post  (cỡ 1,1 – 1,2 cm). Thời điểm thả giống thông thường từ tháng 3 – 4, mật độ thả từ 3 – 5 con/m2, thời gian nuôi 7 – 8 tháng. Tỉ lệ sống 30 – 40%, trọng lượng bình quân lúc thu hoạch 50 g/con.

–         Mô hình hai vụ lúa và một vụ tôm: thời gian nuôi ngắn khoảng 4,5 – 5,0 tháng, do đó yêu cầu thả giống lớn (cỡ 3,0 – 5,0 g/con). Mật độ thả từ 2 – 4 con/m2. Tỉ lệ sống 40 – 60%, trọng lượng bình quân lúc thu hoạch 50 g/con.

§        Sau khi làm lúa vụ hai khoảng 1 tháng thì có thể ương Post trong ao hoặc ở mương bao trong ruộng lúa. Khi thu hoạch lúa xong, vệ sinh chuẩn bị ruộng nuôi theo yêu cầu thì có thể đưa giống vào thả nuôi trên ruộng.

Cách chọn tôm giống tốt để thả nuôi

Chỉ tiêu Yêu cầu kỹ thuật
Tôm bột Tôm giống
1. Sạch bệnh – Tôm khoẻ mạnh không có dấu hiệu bị nhiễm bệnh.
2. Chiều dài toàn thân (mm) 10 -12

(Số tôm chiều dài nhỏ và lớn hơn qui định không nhiều hơn 10% tổng số).

25 – 30

(Số tôm chiều dài nhỏ và lớn hơn qui định không nhiều hơn 15% tổng số).

3. Màu sắc – Màu hồng, màu cam nhạt hoặc màu xám trong. – Màu xám xanh trong suốt
4. Ngoại hình – Hình thái cấu tạo ngoài đã hoàn chỉnh như tôm trưởng thành.Thân và các bộ phân bên ngoài không bị tổn thương.
5. Trạng thái hoạt động – Khi ngừng sục khí tôm hoạt động mạnh.

– Tôm thường bơi hướng về phía trước, mặt bụng úp xuống.

– Thường bám chắc vào đáy và thành bê.

– Phản ứng nhanh với chướng ngại vật và ánh sáng mạnh.

– Háo ăn và bắt giữ thức ăn tốt.

– Tôm thích sống tầng đáy và bám vào các giá thể.

– Có thể bơi ngược nước, di chuyển nhanh bằng cách bò hoặc bún thân.

– Phản ứng nhanh với chướng ngại vật.

– Háo ăn và bắt giữ thức ăn tốt.

Bình luận

Bản quyền © 2019.