Kỹ thuật trồng cỏ voi nuôi bò chi tiết

Cập nhật lúc:20/06/2019, 13:12

Cỏ voi thuộc họ hoà thảo, thân đứng, là giống rất thích hợp cho chăn nuôi bò thịt theo quy mô trang trại.

Thời gian trồng thích hợp là từ tháng 2 đến tháng 5, thu hoạch từ tháng 6 đến tháng 11. Nếu mùa khô chủ động được nước tưới thì có thể thu hoạch quanh năm. Chu kỳ kinh tế của cỏ voi là 3 – 4 năm (tức là trồng một lần thu hoạch được 3-4 năm). Nếu chăm sóc tốt có thể cho năng suất cao trong 10 năm liền.

Anh chị em nào tính trồng cỏ nuôi bò thì xem tiểu phẩm này nha. Bây giờ trồng cỏ nuôi bò còn bị nhiều người nói lắm

• Chuẩn bị đất

Có thể trồng cỏ voi theo hướng chuyên canh và thâm canh hoặc trồng cỏ voi vừa làm hàng rào vừa lấy thức ăn cho gia súc. Trong trường hợp trồng chuyên canh và thâm canh, cần chọn loại đất phù hợp với yêu cầu của cây: loại đất có tầng canh tác trên 30cm, nhiều màu, tơi xốp, thoát nước, có độ ẩm trung bình đến hơi khô, pH của đất = 6 -7. Cần cầy sâu, bừa kỹ hai lượt và làm sạch cỏ dại, đồng thời san phẳng đất. Rạch hàng sâu 15-20 cm theo hướng đông tây, hàng cách hàng 60 cm. Cũng có thể trồng theo khóm với mật độ bụi nọ cách bụi kia 40 cm và hàng cách hàng 60cm.

ính diện tích cỏ để đủ cho 1 con bò cần là 250 mét vuông. Trọng lượng cỏ tiêu thụ = 1/10 trọng lượng của bò.

Áp dụng phương pháp mới của Nhật (APM)
_ Luống cỏ trồng theo hướng Đông Tây (để chiếm đủ ánh nắng từ sáng đến chiều). Nếu đất sườn đồi phải lưu ý tùy theo địa hình ta nên làm theo bậc thang chống xói mòn và sạt lở.

+ Đối với cỏ cao từ 1 m trở lên như cỏ va06 (cỏ lá mía).
_ Đào thành từng luống: Rộng 0,5 m, sâu 0,3 chiều dài tùy ý…
_ Đất được vun lên bên phía hông bên có chiều rộng 0,6 m (phần này ko trồng).

Tiếp tục luống thứ 2 cũng làm như luống 1…vậy là luống cách luống 0,6m. và hàng cách hàng gần 0,5m.

Trước khi trồng chuẩn bị cắt lá cây bụi (bèo lục bình) bỏ xuống hố để làm phân xanh, bón thêm phân chuồng và rơm rạ mục… có độ dày 0,2 m. Trên bề mặt ta bón thêm phân Lân (nóng chảy) 1kg/5m và thêm 1kg Ure cho 25m,bón phân xong ta lấp 1 lớp đất mỏng khoảng 4cm. Việc làm này rất quan trọng vừa giữ được độ ẩm và phân bón không chảy lan ra vườn của người khác khi có mưa lớn.
Tưới nước ướt đủ ẩm trong thời gian 10 đến 15 ngày thì trồng được.

Sau này bón phân chuồng và Ure vào giữa luống, không cần lấp chỉ tươi nước là đất 2 bên tự lấp.

Đăt van tưới tự động 2ngày/lần.

* Phân bón

Tuỳ theo chân ruộng tốt hay xấu mà có thể sử dụng lượng phân bón khác nhau. Trung bình cho 1 ha cần bón: 15 – 20 tấn phân chuồng hoai mục; 300 – 400 kg đạm urê; 250 – 300 kg super lân; 150 – 200 kg sulphat kali. Các loại phân hữu cơ, phân lân, phân kali dùng bón lót toàn bộ theo lòng rãnh trồng cỏ. Riêng phân đạm thì chia đều cho các lần thu hoạch và bón thúc sau mỗi lần cắt. Nếu đất chua (pH

• Cách trồng và chăm sóc

Trồng bằng thân cây (hom), chọn cây mập và hom bánh tẻ (ở độ tuổi 80-100 ngày). Chặt vát hom với độ dài 25 – 30 cm/hom và có 3-5 mắt mầm. Mỗi hecta cần 8 -10 tấn hom. Đặt hom trong lòng rãnh, chếch 450, cách nhau 30-40 cm và lấp đất dầy khoảng 5 cm sao cho hom nhô trên mặt đất khoảng 10 cm và bảo đảm mặt đất bằng phẳng sau khi lấp. Sau khi trồng 10-15 ngày mầm bắt đầu mọc. Tiến hành kiểm tra tỷ lệ mọc mầm và nếu có hom chết, cần trồng dặm lại, đồng thời làm sạch cỏ dại và dùng cuốc xới xáo nhẹ làm cho đất tơi, thoáng (chú ý không chạm vào thân cây giống). Lúc được 30 ngày tiến hành bón thúc bằng100 kg urê cho mỗi hecta. Dùng cuốc làm sạch cỏ dại thêm vài lần, trước khi cỏ lên cao, phủ kín mặt đất.

Trồng cỏ (hom) hay hạt xuống 1/3 hố vào 2 bên mép hố (Xuống bên dưới luống). Các hom cỏ rải đều nối tiếp nhau. Như vậy là hàng cách hàng 0,5 m (không trồng hom cỏ ở trên luống cao).
Sang luống thứ 2 cũng vậy.
Trong thời gian cỏ phát triển cao hơn đầu người mới cắt lần đầu, vì lần đầu để cao như vậy là để cỏ gốc đủ già mới cắt thì gốc cỏ không bị chết non (chết yểu).
Lần sau cỏ đã thành thục thì cắt ngắn hơn khoảng 80cm đến 1m thì phải cắt. (ko nên để già như lần đầu). Vì để cỏ già quá thân cây sẽ cứng và các chất dinh dưỡng cũng giảm đi ở thân cỏ (giảm đi lứa cỏ/năm.chồi ở gốc cũng bị giảm.)

Cỏ thu hoạch được 1 năm hay gần 2 năm thì cho phân xanh lần 2 và các loại phân lân và phân vô cơ như lần 1 và lấp hết đất còn lại (trả lại mặt đất bằng).

Làm như vậy thì cỏ luôn luôn có chất lượng đồng đều trong 3 năm mới trồng lại, đất có độ thông và sâu được đến 7 năm.

Mật độ trồng cây cách cây là bao nhiêu?

Nếu trồng bằng giống hom thì gối đầu.
Còn hạt giống (cũng có loại thân cao cỏ sả), ta nên ngâm ủ hạt vửa nảy mầm và gieo rắc thành hàng hạt cách hạt 6cm vừa tiết kiệm được gống vừa cây to.
Không nên gieo hột khô khi mở bì, vì mọc không đều và tốn giống. (hạt giống đắt.)

• Thu hoạch và sử dụng

Sau khi trồng 80-90 ngày thu hoạch đợt đầu (không thu hoạch non đợt đầu). Khoảng cách những lần thu hoạch tiếp theo là 30-45 ngày, khi thảm cỏ có độ cao khoảng 80 – 120 cm. Mỗi lần thu hoạch lưu ý cắt gốc ở độ cao 5 cm trên mặt đất và cắt sạch, không để lại mầm cây, để cho cỏ mọc lại đều. Cứ sau mỗi lần thu hoạch và cỏ ra lá mới lại tiến hành bón thúc bằng đạm urê. Có thể dùng cỏ voi cho gia súc nhai lại ăn tươi hoặc ủ chua để dự trữ cho những thời điểm khan hiếm thức ăn thô xanh.

 cỏ voi Vao6 thân tím

Khi trồng lại thì đào luống ngược lại đất bỏ sang bên hông luống cỏ cũ….
Phương pháp này rất ưu điểm, đất luôn tạo mới và cỏ có chất lượng cao đồng đều, đồng thời đất không bị bạc màu và ngày càng thông và tơi xốp hơn.
Chúc các bạn thành công.
Còn phương pháp trồng cỏ ngắn (cỏ chỉ),

Ngoài cỏ trồng ta có thể cho bò ăn thêm các loại khác như thân cây rơm khô, đậu phộng, đậu đen, nói chung là thức ăn khô dự trữ, để giảm bớt một phần cỏ tươi được không? xin cảm ơn anh.

Vậy bạn là nhà chăn nuôi chuyên nghiệprồi đó, riêng cây đậu phộng thì là số 1 trong các loại cây họ đậu, lượng đạm rất cao và các vi sinh vật có lợi và có hại trong dạ dày rất ưa, nếu bạn cho ăn thì phải phơi cho thật khô, tối kị là ẩm mốc và cho ăn kèm với rơm khô rất tuyệt …bò mập và phát triển nhanh lắm, nếu cho ăn cây còn xanh và ăn nhiều gây tiêu chảy…!
Nhà tôi thường phơi khô dây đậu phụng trộn chung với rơm khô vun thành từng ụ mới để lâu được vì thân đậu phộng có nhiều dầu và hút ẩm…

Có thể ủ rơm khô và cây bắp khô (có máy ép dập và mềm) với mía mật (đường thải) với Ure (theo cong thức ủ lên men) cho bò ăn thêm rất đạt.

Hiện giờ nuôi bò mà toàn cỏ xanh là ko mấy hiệu quả và tốn đất nhiều lắm…!

Thời gian giữa 2 lữa cỏ voi 06 là 30 đến 35 ngày ( chăm sóc tốt)

Trồng cỏ voi nuôi bò – Hấp dẫn nhưng…

Mô hình trồng cỏ voi nuôi bò đang phát triển mạnh ở Khánh Hòa. Tuy nhiên, do thiếu vốn đầu tư nên hiệu quả kinh tế từ mô hình chưa cao. Nếu giải quyết được những khó khăn này, mục tiêu phấn đấu 50 triệu đồng/ha đất canh tác ở Khánh Hòa sẽ trở thành hiện thực.

1 ha cỏ nuôi trên 30 con bò

Các tỉnh miền Tây Nam bộ, miền Trung như An Giang, Cần Thơ, Long An, Quảng Ngãi, Bình Định… phát triển mô hình trồng cỏ voi nuôi bò trên diện tích hàng nghìn ha, đã làm cho nhiều hộ gia đình vươn lên làm giàu.

Khánh Hòa phát triển mô hình này quá chậm. Theo anh Võ Ngọc Thái, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông – Khuyến lâm tỉnh, mô hình trồng cỏ voi nuôi bò mới xuất hiện ở Khánh Hòa được hơn 1 năm. Theo anh Thái, cái khó để phát triển đàn bò là phải chịu ảnh hưởng nhiều yếu tố, thứ nhất là đầu ra sản phẩm, sau đó là vốn đầu tư mua bò giống không phải là nhỏ, muốn phát triển đàn bò theo mô hình kinh tế trang trại (KTTT) cũng phải đầu tư từ 100 triệu đồng trở lên.

Tiếp đó mới là thức ăn tươi cho bò. Thấy được những khó khăn này, năm qua, Trung tâm đã mạnh dạn lấy cỏ voi giống ở miền Nam, hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc, trồng thử nghiệm 2,2 ha cỏ cho các địa phương: Vạn Ninh, Ninh Hòa, Cam Ranh, Diên Khánh. Kết quả, cỏ phát triển rất tốt, mướt lá, bò ăn cỏ lớn rất nhanh. Anh Đào Văn Lương, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Vạn Ninh cho biết: “Huyện trồng thử nghiệm 1 ha cỏ voi, đến khi thu hoạch, năng suất đạt rất cao, cắt mỗi lứa được khoảng 40 tấn. Một năm cỏ voi được cắt từ 8 – 10 lứa, nên trung bình mỗi ha đất trồng cỏ thu hoạch khoảng 350 tấn. Sản lượng cỏ tươi như vậy sẽ là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển mô hình chăn nuôi bò sữa, bò thịt ở địa phương trong thời gian tới”.

Hiện nay, tỉnh ta đã có khoảng 100 hộ trồng cỏ voi nuôi bò. Xã Diên Xuân (Diên Khánh) có gần 30 hộ trồng cỏ, gia đình anh Nguyễn Văn Quý trồng nhiều nhất. Do đặc trưng là đất gò đồi, nguồn nước tưới ít, trồng các loại cây ngắn ngày hiệu quả kinh tế thấp, gia đình anh quyết định chuyển trên 3 ha đất xung quanh vườn sang mô hình trồng cỏ voi. Anh cho biết: “Trồng cỏ voi vốn đầu tư rất ít nhưng hiệu quả kinh tế rất cao, cao hơn nhiều so với trồng lúa nước. Như gia đình tôi, với trên 3 ha đất trồng cỏ, mỗi năm thu về khoảng 1.000 tấn, mà vốn đầu tư chưa đến 1 triệu đồng tiền phân bón. 1 ha đất trồng cỏ có thể nuôi trên 30 con bò. Tính ra, cánh đồng cỏ của tôi có thể nuôi một lúc trên 100 con bò. Năm qua, do vốn đầu tư ít, chưa đến 200 triệu đồng, gia đình tôi chỉ mua được 20 con bò, trong đó 18 con là bò cái. Hiện nay, số bò cái của tôi đã có chửa, chuẩn bị đẻ 5 con. Nếu không có gì thay đổi, từ nay đến cuối năm, tôi sẽ có 18 con bê con, thu lãi trên 40 triệu đồng”.

Trồng cỏ để phát triển đàn bò

Theo số liệu thống kê, năm 1990, tổng đàn bò toàn tỉnh là 59.151 con, nhưng đến năm 2001 đã giảm đáng kể, chỉ còn 46.795 con. Vì sao tổng đàn bò trong tỉnh ngày càng giảm trong khi nhu cầu tiêu thụ thịt bò trên thị truờng ngày càng tăng? Anh Võ Ngọc Thái cho biết, do cơ giới hóa nông nghiệp nên số lượng đàn trâu bò dùng cho cày kéo ngày càng giảm đi. Hơn nữa, kể từ khi chuyển sang kinh tế thị trường, sản xuất nông nghiệp dần chuyển sang sản xuất hàng hóa, từ đó ngành chăn nuôi đại gia súc cũng phát triển theo hướng nuôi lấy thịt thay vì nuôi để sử dụng cho cày kéo. Ngoài ra, việc mở rộng diện tích đất canh tác và chuyển một phần đất nông nghiệp sang mục đích khác nên diện tích đồng cỏ để chăn nuôi trâu bò ngày càng bị thu hẹp. Qua khảo sát ở Ninh Hòa, Diên Khánh, Vạn Ninh, Cam Ranh, do nguồn cỏ tự nhiên và phụ phẩm trồng trọt sử dụng làm thức ăn cho trâu, bò ngày càng khó khăn nên phần lớn người dân có xu hướng nuôi bò lai Sind nhiều hơn là nuôi bò lấy thịt. Vậy là, nguồn cỏ tươi đã có ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển đàn bò. Khánh Hòa rất có điều kiện trong việc phát triển các đồng cỏ để nuôi bò trên những khu vực đất bạc màu, đất xấu, khó canh tác. Nếu chăn nuôi bò tốt, 1 ha đất canh tác mỗi năm lãi ròng không dưới 50 triệu đồng.

Các chủ trang trại cho rằng, trồng cỏ voi nuôi bò hiệu quả hơn trồng lúa, tính ra 1 ha lúa thâm canh 3 vụ, với năng suất khoảng 60 tạ/ha, giá lúa thị trường 1.200 đồng/kg, người sản xuất giỏi lắm thu lãi khoảng 10 triệu đồng. Biết vậy, nhưng nhiều chủ trang trại đành bó tay, chỉ vì một điều duy nhất là họ thiếu vốn. Nhiều chủ trang trại cho biết hiện nay vốn đầu tư phát triển KTTT rất lớn. Ngoài tiền thuê, mua đất với diện tích lớn, họ còn phải đầu tư cơ sở hạ tầng, cây trồng vật nuôi khác, do vậy ít nhất cũng phải tốn hết vài trăm triệu đồng tiền đầu tư. Chính từ những lý do này, nhiều chủ trang trại chưa mạnh dạn trồng cỏ nuôi bò. Còn các hộ chuyên trồng cỏ voi nuôi bò thì sao? Trồng cỏ rất dễ, nhưng để có vốn nuôi bò khoảng vài chục con thì khó quá! Vốn vay từ ngân hàng ít, không thấm vào đâu, nên phát triển đàn bò chủ yếu là vốn tự có. Giá bò đang cao, hiện mỗi con bò đẻ, bò đến tuổi trưởng thành giá khoảng 8 – 10 triệu đồng. Vốn đầu tư hạn hẹp, do vậy các hộ trồng cỏ nuôi bò lấy phương châm “lấy ngắn nuôi dài” là chính.

Trồng cỏ voi nuôi bò đang có xu hướng phát triển mạnh, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Việc tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ nông dân, các chủ trang trại vay vốn trung và dài hạn để phát triển đàn bò là vấn đề hết sức cấp bách. Nếu giải quyết được những vấn đề này, từ mô hình trồng cỏ voi nuôi bò, không xa, con đường 50 triệu đồng/ha đất canh tác sẽ nằm trong tầm tay của bà con nông dân.

Bình luận

Bài viết liên quan

Trồng Cỏ VA06 nuôi bò – Cách Trồng Cỏ VA06 và cỏ Voi Trồng Cỏ VA06 nuôi bò – Cách Trồng Cỏ VA06 và cỏ Voi

Cỏ VA06 còn được gọi là “cỏ vua” vì có năng suất cao, dễ trồng, hàm lượng dinh dưỡng rất cao, được đ ...

Bản quyền © 2019.