Kỹ thuật trồng cây Cam canh
Cập nhật lúc:20/06/2019, 12:56
-
Nguồn gốc, đặc điểm của Cam canh
* Nguồn gốc Cam canh: Là giống được trồng lâu đời ở xã Vân Canh – Hoài Đức (Hà Tây). Đang được trồng nhiều ở Từ Liêm (Hà Nội), Văn Giang (Hưng Yên).
* Đặc điểm Cam canh: Cây sinh trưởng khoẻ, tán cây hình dù, lá không eo, màu xanh đậm. Cây cao 3-3,5 m, đường kình 3-4 m, ra hoa tháng 2-3. Thu hoạch tháng 11-12.
Quả hình cầu dẹt, chín màu đỏ, vỏ mọng, ruột màu vàng, ăn ngọt, thơm. Trọng lượng trung bình 80 gr – 120 gr/quả.
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Cam canh
- Làm đất, đào hố, bón lót Cam canh
* Làm đất và đào hố: Làm sạch cỏ dại, đào hố theo kích thước rộng 60 cm, sâu 60 cm.
* Bón lót:
– Phân chuồng hoai mục:
– Super lân: – Vôi bột: |
20-30 kg/hố
0,5-0,7 kg/hố 0,3-0,5 kg/hố |
- Thời vụ, mật độ, cách trồng cam canh
* Thời vụ trồng Cam canh:
– Vụ Xuân trồng tháng 2-4.
– Vụ Thu trồng tháng 8-10.
* Mật độ khoảng cách trồng Cam canh
Tuỳ theo từng vùng đất xấu tốt mà bố trí mật độ khác nhau: Khoảng cách trung bình (5 x 6 m), mật độ 333 cây/ha. Có điều kiện thâm canh cao trồng dày khoảng cách (3 x 3,5 m), mật độ 800 – 1.000 cây/ha.
* Cách trồng Cam canh
Hố thường phải đào trước khi trồng 15-30 ngày. Trộn đều toàn bộ lượng phân ở trên với lớp đất trên mặt, sau đó cho xuống đáy hố, tiếp theo lấp đất thành ụ cao so với mặt hố 15-20 cm. Vét một hố nhỏ đặt bầu rồi lấp đất vừa kín bầu và nén chặt. Sau đó cắm cọc chéo chữ X vào cây và buộc để tránh làm lay gốc làm chết cây.
- Chăm sóc sau khi trồng Cam canh
* Tưới nước cho Cam canh:
Sau khi trồng xong cần phải tưới nước ngay. Nếu trời nắng hạn tưới 1lần/ngày đến khi cây hồi phục sinh trưởng. Sau đó tuỳ điều kiện sinh trưởng và thời tiết để tưới.
* Bón phân cho Cam canh
– Thời kỳ cây còn nhỏ 1-3 tuổi: Hàng năm cần bón thúc vào thời điểm: Tháng 1, tháng 2, tháng 5 và tháng 11.
Lượng bón:
– Phân hữu cơ hoai mục:
– Đạm Urê: – Super lân: – Kali: |
5-20 kg
0,1-0,2 kg/cây 0,2-0,5 kg/cây 0,1-0,2 kg/cây |
Khi bón cần kết hợp xới xáo, làm cỏ.
– Thời kỳ thu hoạch từ năm thứ 4 trở đi: Hàng năm cần bón thúc vào thời điểm:
+ Bón cơ bản (tháng 8 – tháng 11): Phân hữu cơ + Super lân + Vôi.
+ Bón đón hoa, cành xuân từ 15/1 – 15/3: Đạm Urê + Kali.
+ Bón thúc tăng trọng quả vào tháng 5: Đạm Urê + Kali.
+ Bón thúc cành thu và tăng trọng quả tháng 7 – tháng 8: Đạm Urê + Kali.
Ngoài ra bón cho cây sau khi thu hoạch làm cây chóng phục hồi, lượng bón thúc như sau:
– Phân hữu cơ hoai mục:
– Đạm Urê: – Super lân: – Kali: – Vôi bột: |
20-30 kg/cây
0,5-0,8 kg/cây 0,5-1,0 kg/cây 0,1-0,3 kg/cây 0,5-1 kg/cây |
Các năm sau lượng phân tăng theo tuổi cây, năng suất quả và tuỳ thuộc loại đất để tăng hoặc giảm lượng phân bón.
Cách bón: Đào rãnh hoặc hốc rộng 20 cm, sâu 15-20 cm xung quanh tán cây, rắc phân lấp đất, tưới đẫm nước.
* Bón tỉa cây Cam canh
Khi cây có quả, sau mỗi lần thu hoạch cần đốn tỉa bỏ cành nhỏ, cành trong tán, cành sâu bệnh… và tiến hành thường xuyên tạo thuận lợi cho việc hình thành quả.
* Phòng trừ sâu bệnh cho Cam canh
Thường xuyên kiểm tra vườn cây, phát hiện sâu bệnh kịp thời.
Sử dụng các biện pháp canh tác (xén tỉa cành lá sâu bệnh…) sử dụng các loại thuốc BVTV sinh học, thuốc hoá học ít độc, không dùng thuốc cấm và chú ý sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng và chú ý một số loại sâu bệnh…
– Bọ xít, nhện chích hút, rầy, rệp phun: Sherpa 25 EC; Trebon 2,5 EC; Pegasus 500 EC; Actara 25 WG; Danitol 10 EC…
– Bệnh loét sẹo, đốm lá thân và cành lớn, thân quả cần phun: Rhidomil MZ 73 WP; Score 250 EC; thuốc gốc đồng…
Ngoài ra có thể dùng Basudin 10 G để trị kiến, mối, bọ cánh cứng: Trộn tỷ lệ 1 thuốc + 10 cát rắc xung quanh gốc và hố.
* Chú ý: Sử dụng thuốc theo nồng độ ghi ở nhãn thuốc.
III. Thu hoạch và bảo quản Cam canh
Khi quả già, vỏ quả hơi vàng màu đặc trưng của giống thì thu hoạch. Nên thu hái vào lúc trời râm mát, khô ráo. Quả thu hái về cần phân loại. Nếu vận chuyển đi xa khi đóng vào sọt hoặc thùng không quá 5 lớp (đóng sọt phải có lót rơm hoặc giấy giữa các lớp quả).
Sau khi thu hoạch vệ sinh xung quanh tán cây, cắt tỉa cành già, cành sâu bệnh và tiếp tục chăm sóc.
Chưa đến Tết Ất Mùi, nhưng giờ này đặc sản cam Canh chính gốc nổi tiếng Hà thành dù giá đắt gấp 3 cam Canh trồng nơi khác nhưng có tiền cũng không mua nổi.
Làng Canh vốn là “thủ phủ” của cam Canh nhưng quá trình đô thị hóa khiến cây cam ngày càng vắng bóng. Hỏi chính người dân đất Canh họ cũng chỉ biết cam Canh là đặc sản có nguồn gốc xuất phát từ mảnh đất này, tuy nhiên hiện nay ngay cả người dân đất Canh cũng không được thưởng thức cam Canh chính hiệu.
Đến đầu chợ Vân Canh, hỏi thăm địa chỉ để tìm mua cam Canh “xịn”, một người bán tại chợ này cho hay: “Giờ ở đây ít người trồng lắm, muốn mua cam Canh xịn cũng không đến lượt em đâu. Cam Canh xịn còn rất ít, có khi họ còn đặt khi cây chưa ra hoa nữa là”.
Cam Canh có vị ngọt mát, thơm là một trong những đặc sản hút hàng tìm mỗi dịp Tết đến xuân về.
Mặc dù giống cây này được trồng phổ biến ở một số địa phương khác như Bắc Giang, Yên Bái, Hòa Bình… nhưng vị ngọt, thơm như “bản gốc” thì không thể bằng.
Chính vì thế mà trước Tết vài ba tháng, nhiều người cất công đến tận vườn để đặt mua làm quà biếu hoặc bày lên mâm ngũ quả ngày Tết. Cam Canh chính gốc khan hiếm nên giá bán của nó so với những loại cam Canh trồng ở nơi khác thường cao gấp 2, gấp 3 lần.
Anh Lê Danh Thành, chủ vườn cam Canh ở xã Vân Canh, Hoài Đức, Hà Nội cho biết: cách đây vài ba năm trong vùng chỉ còn mình anh trồng loại cây này. Năm nay có thêm vài hộ nữa nhưng số lượng chỉ vài chục gốc, không đáng kể.
Cây cam được trồng trên mảnh đất Canh mới cho quả ngọt, thơm lừng, khác với những quả cam Canh được trồng ở nơi khác. Vì là giống cây quý, lại được trồng trên đất Canh, không phun thuốc nên cam Canh tại đây có giá từ 120.000- 150.000 đồng/kg.
So với năm ngoái mức giá không tăng mặc dù năm nay vườn cam bị mất mùa. Như trong dịp Tết năm ngoái, vườn cam giúp anh thu về gần 300 triệu đồng.
“Năm nay cây sai quả nhưng bị hỏng rễ, cứ héo lá nên đành phải chặt bỏ. Vườn cây 600 gốc nay phải chặt mất một nửa. Nhìn đến là buồn”, anh Thành buồn rầu nói.
Theo anh Thành, mức giá cam Canh trên thị trường hiện nay dao động từ 50.000- 70.000 đồng/kg, thậm chí có loại cam Canh trồng ở đâu cũng bán tận 90.000 đồng/kg nên so với giá thị trường thì cam Canh chính gốc cũng không phải là quá đắt, bởi điều quan trọng là làm thế nào để chọn được cam Canh chính gốc để thưởng thức mới là khó.
Anh Thành cho biết, vườn cam của anh có khách đặt từ đầu tháng 9. Hiện tại số lượng cam Canh trong vườn anh Thành đã được người đặt mua hết.
Nhiều người gọi điện hỏi mua nhưng anh đành phải từ chối. Do đó khách hàng muốn mua cam Canh ở thời điểm hiện tại là không còn có cơ hội.
Anh Nguyễn Trí Hùng, một người dân ở xã Đắc Sở cho biết, trước đây Đắc Sở cả làng trồng cam nay chỉ còn vài nhà làm cây giống hoặc cây cam cảnh.
Kỹ thuật cho ra quả và duy trì tuổi thọ của cây khó. Nếu không có kỹ thuật thì chỉ vài ba năm là cây chết. Chính vì thế dân Đắc Sở bỏ cam Canh chuyển sang trồng phật thủ để cho thu nhập cao hơn.
Hiện nay cam Canh được trồng nhiều ở Bắc Giang. Chỉ tính riêng huyện Lục Ngạn, diện tích trồng cam Canh hơn 500 ha, cho sản lượng hơn 6.000 tấn.
Theo những người buôn cam ở chợ đầu mối phía nam thì cam Canh Bắc Giang loại 1 có giá khoảng 55.000- 60.000 đồng/kg, loại 2 giá từ 45.000- 50.000 đồng. Cam Canh trồng ở những vùng khác quả thường to, màu đỏ đậm. Còn cam canh trồng trên đất Canh thường có màu vàng.
Dù là cam Canh trồng ở nơi khác thì để chọn cam Canh ngon phải chọn quả mỏng vỏ, tròn căng mới ngọt và nhiều nước.
Vì vậy, với người cầu kỳ muốn chọn mua cam Canh chính hiệu thì chỉ có cách chờ mua cam sang năm và phải đặt hàng thật sớm, “từ lúc cam chưa ra hoa”.
Cách phân biệt cam Canh xịn và cam rởm
Trên thị trường hiện đang xuất hiện một loại cam Trung Quốc có hình thức giống với cam Canh, loại quả đặc sản của Từ Liêm, Hà Nội vốn rất được người tiêu dùng ưa chuộng. Loại cam Trung Quốc này trông bề ngoài rất giống cam Canh. Kích thước quả cũng nhỏ vừa, vỏ mỏng múi mọng, màu sắc đỏ au trông rất bắt mắt. Nhưng vị của nó rất chua, khác xa với vị ngọt thanh của cam Canh thật. Chỉ cần bạn ăn một miếng là nhận ra ngay. Nhưng do giá cả loại này khá đắt nên người ta sẽ không để khách hàng tùy ý lấy quả nếm. Mà quả được bóc sẵn cho khách nếm thì họ đều dùng cam Canh xịn thật để lừa dối. Tuy nhiên, kinh nghiệm của những người chuyên bán loại quả dưới đây sẽ giúp bạn có thể phân biệt được hàng rởm mà không cần nếm thử.
1. Căn cứ vào màu sắc, kích thước
Cam nhái Trung Quốc bề ngoài bắt mắt hơn cam Canh xịn.
Cam Canh nhái có màu sắc đỏ au rất đẹp, kích thước quả đồng đều nhau. Trong khi đó thì cam Canh xịn thường có màu đỏ pha vàng hoặc xanh lẫn vàng, thậm chí có nhiều quả còn hơi bị rám. Kích thước quả cũng không đồng đều, quả to quả nhỏ lẫn lộn. Tóm lại là trông không đẹp mã bằng cam Canh rởm của Trung Quốc.
2. Căn cứ vào cuống quả
Cam thật cuống quả đầy và ít lõm. Nếu có thì cũng chỉ hơi lõm một chút. Còn hàng nháiTrung Quốc thì xung quanh cuống quả hầu hết đều lõm khá sâu.
3. Giá cả
Giá cam Canh thật khá cao, khoảng từ 50 – 70 ngàn đồng/kg. Vì giá bán buôn loại quả này ít nhất cũng khoảng 40 ngàn/kg. Trong khi cam Trung Quốc giá chỉ khoảng 12 – 18 ngàn đồng/kg. Nên chỉ cần bán khoảng 35-40 ngàn/kg thì người bán cũng đã lời to rồi.
Những loại cam nhái này chủ yếu do những người bán hoa quả rong bán ra. Họ nhắm vào tâm lý của nhiều khách hàng cho rằng mua của hàng rong sẽ rẻ hơn mua ở sạp. Những người chuyên bán hoa quả cố định vì uy tín với khách hàng không dám buôn loại quả này. Do vậy, để chắc chắn, bạn nên mua ở các quầy cố định cho an toàn nhé.
Bình luận