Nuôi gà nòi lai theo mô hình sinh học – Kỹ thuật nuôi Gà Nòi
Cập nhật lúc:20/06/2019, 10:23
Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư (KNKN) Kiên Giang vừa phối hợp với các tổ kinh tế kỹ thuật và nông dân xây dựng mô hình nuôi gà nòi lai theo hướng an toàn sinh học với tổng số 3.000 con.
Mô hình triển khai tại 2 huyện Châu Thành, An Biên và TX.Hà Tiên từ tháng 5/2014. 15 hộ nuôi thử nghiệm áp dụng phương thức nuôi trong chuồng bao lưới kết hợp với thả vườn để giảm chi phí đầu tư thức ăn. Nông dân tham gia được Trung tâm KNKN Kiên Giang hỗ trợ 60% tiền giống, 30% tiền thức ăn.
Gà nòi lai nuôi theo hướng an toàn sinh học ở Kiên Giang.
Theo kỹ sư Lê Thị Lượt – Trưởng phòng Khuyến nông, Trung tâm KNKN Kiên Giang – các hộ sử dụng thức ăn công nghiệp giai đoạn đầu (nuôi trong chuồng), sau chuyển ra thả vườn và cho ăn kết hợp với lúa. Quá trình nuôi, đến nay chưa xảy ra dịch bệnh do thực hiện đúng quy trình, tiêm phòng theo lịch hướng dẫn. Kết quả ở một số điểm nuôi ban đầu cho thấy, tỷ lệ gà nuôi sống đạt 96%, khi xuất chuồng (2,5 – 3 tháng tuổi) đạt bình quần 1,4 – 1,5kg/con. Ứớc tính sau khi trừ chi phí, mỗi hộ nuôi lãi 3,2 triệu đồng.
Anh Nguyễn Văn Thơm – ngụ ấp Xẻo Rô, xã Hưng Yên, huyện An Biên – cho biết, bước đầu cho thấy nuôi gà nòi lai theo hướng an toàn sinh học dễ nuôi, thích ứng với môi trường. Đàn gà thả nuôi đợt đầu (200 con), gia đình đã thu về gần 6 triệu đồng tiền lãi. Nhận thấy nuôi gà nòi lai theo hướng an toàn sinh học dễ nuôi, hiệu quả kinh tế khá cao, nhiều nông dân tiếp tục nuôi đợt hai với số lượng gấp nhiều lần đợt nuôi đầu.
Theo kỹ sư Lê Thị Lượt, mô hình này sử dụng chế phẩm Balasa trong xử lý môi trường. Nuôi bình thường như mọi khi, nếu không sử dụng chế phẩm này, người nuôi phải thay đệm lót trong vòng từ 2 – 3 tuần vì chuồng sẽ bốc mùi hôi khó chịu. Khi sử dụng Balasa trong đệm lót, gần 3 tháng vẫn không cần phải thay đệm lót, nhưng không hề thấy mùi hôi. Sử dụng Balasa còn giảm được chi phí vì không cần phải thay đệm lót thường xuyên.
Hiệu quả từ nuôi gà nòi chân vàng
Nhiều hộ dân ở Kiên Giang đang nuôi gà an toàn sinh học, gà thả vườn với giống gà nòi chân vàng mang lại hiệu quả cao.
Nhiều hộ dân ở Kiên Giang đang nuôi gà an toàn sinh học, gà thả vườn với giống gà nòi chân vàng mang lại hiệu quả cao.
Gà nuôi tăng trọng nhanh, hệ số tiêu tốn thức ăn thấp, gà thương phẩm được thị trường tiêu thụ mạnh do thịt săn chắc và thơm ngon.
Ông Trương Quốc Anh, Phó Giám đốc Trung tâm Giống nông lâm ngư nghiệp Kiên Giang cho biết, giống gà nòi chân vàng do Trung tâm chọn tạo và cung ứng ra thị trường.
Giống gà này có đặc điểm là thân bầu dục, phần ức nở, da màu vàng nghệ, chân màu vàng cam, phần đùi phát triển mạnh. Ngoại hình đẹp, gà trống lông màu đều đỏ – đen, gà mái màu vàng – nâu nhạt, mào đa số là hoa hồng hoặc hạt đậu. Gà giống được trung tâm nuôi theo quy trình khép kín, ấp nở trứng bằng máy và được tiêm phòng đầy đủ nên gà con khỏe mạnh, có khả năng kháng bệnh cao, thích nghi với mô hình nuôi thả vườn và nuôi tập trung an toàn sinh học.
Ông Nguyễn Văn An, một hộ chuyên nuôi gà thả vườn ở xã Mỹ Lâm, Hòn Đất, Kiên Giang cho biết: “Gà nòi chân vàng có ngoại hình đẹp và thịt thơm ngon nên tiêu thụ ở các chợ rất dễ dàng. Đặc biệt, giống gà này có thể nuôi để bán vào dịp tết (cúng mùng 3) nhờ có chân màu vàng rất đẹp nên người dân rất thích”.
Giống gà này thời gian qua đã được Trung tâm KN-KN Kiên Giang chọn để cung ứng cho các hộ dân thả nuôi theo mô hình an toàn sinh học đạt hiệu quả cao. Theo các hộ dân tham gia mô này hình cho biết, giống gà nòi chân vàng có nhiều ưu thế hơn so với các giống gà công nghiệp hoặc gà nòi truyền thống. Các giống gà công nghiệp nuôi mau lớn nhưng thịt bở, giá bán thấp và khó tiêu thụ.
Còn nuôi gà nòi truyền thống thì lại lâu lớn, chu kỳ nuôi dài, thường phải mất từ 8-10 tháng mới bán được. Giống gà nòi chân vàng khắc phục được những nhược điểm trên, gà nuôi đạt năng suất và hiệu quả kinh tế.
Nếu được chăm sóc tốt, gà nuôi 16 tuần tuổi con trống đạt trọng lượng trung bình 1,8 kg/con, gà mái 1,5 kg/con, tiêu tốn khoảng 2,8-3 kg thức ăn/kg tăng trọng
Bình luận