Nuôi gà tây – Cách chăn nuôi gà Tây ( Gà Lôi )

Cập nhật lúc:20/06/2019, 13:14

Gà Tây đã có ở VN khá lâu rồi nhưng 1 sô bạn còn khá mới mẻ với con vật nuôi này. hôm nay nong-dan.com xin giới thiệu với các bạn Cách chăn nuôi gà Tây ( Gà Lôi ) và 1 số tin tức về loài gà tây này

Gà tây nhà là tên gọi giống gà thuộc loài gà tây hoang (Meleagris gallopavo) đã được thuần hóa và nuôi dưỡng như một loại gia cầm để cung cấp nguồn thực phẩm. Thịt gà tây đặc biệt thông dụng tại các nước phương Tây. Trong tiếng Việt, chúng được gọi là gà tây vì chúng được du nhập vào Việt Nam từ các nước phương Tây. Gà tây là loại gia cầm có nguồn gốc từ châu Mỹ, hiện được nuôi ở nhiều nước trên thế giới. Thịt gà tây thường được người Mỹ và người các nước phương Tây dùng cho các món nướng và ngày nay, chúng được dùng nhiều cho lễ Tạ ơn hay những buổi tiệc gia đình

Giống và đặc điểm giống:

Gà tây (Meleagrisgallopavo) hay còn gọi gà Lôi, là loài gia cầm có nguồn gốc từ châu Mỹ, hiện được nuôi nhiều ở nước ta. Gà tây có màu lông bông xám đen hoặc xám trắng, một số ít có màu lông trắng, gà trống có lông màu sặc sỡ, mào và tích tròn dài lòng thòng. Gà trưởng thành 28-30 tuần tuổi có thể đạt 5-6 kg/con trống và 3-4 kg/con mái và bắt đầu đẻ trứng. Gà tây tự ấp, mỗi lứa đẻ 10-12 quả, trọng lượng trứng 60-65 g/quả, thời gian ấp nở 28-30 ngày, tỷ lệ ấp nở 65-70%, tỷ lệ nuôi sống 60-65%, sản lượng trứng 70-80 quả/mái/năm…

Gà tây có nhiều ưu điểm: có khả năng sử dụng tốt các loại thức ăn thô xanh, tiết kiệm được lương thực, có thể trọng lớn, thời gian tăng trưởng dài, phẩm chất thịt ngon, chất lượng tốt, tỷ lệ protein cao (trên 22%), tỷ lệ mỡ rất thấp (dưới 0,5%).

Gà tây có nguồn gốc từ Bắc Mỹ. Có lẽ người Pháp và người Ấn Độ đã đưa nó vào Việt Nam từ thời họ đặt chân đến nước ta. Thời đó, dân ta không mặn mà với gà tây vì chê thịt gà tây nhạt, không thơm ngon. Người ta nuôi gà tây chủ yếu là để cho “tây” ăn. Thế nhưng gần đây, một mặt “tây” vào Việt Nam ngày càng đông nên yêu cầu về gà tây cũng tăng lên. Mặt khác, dân ta cũng bắt đầu thích ăn gà tây. Nhiều đám cưới, đám lễ đã sử dụng gà tây làm “chủ lực” để xếp cỗ. Thịt vài con thì cả làng ăn đủ!

Gà tây rất dễ nuôi. Nó hiền lành và chăm kiếm mồi. Món “khoái khẩu” của gà tây lại là cỏ. Thực ra, nó ăn nhiều loại cỏ, lá khác nhau. Ở Hưng Yên, nguồn rau xanh chủ yếu cho gà tây lại là bèo Nhật Bản. Họ băm bèo ra cho nó ăn. Thế thì khác gì lợn! Ấy vậy mà nó lại ăn ngon lành. Mới biết, các vùng trung du, miền núi, các nơi nhiều cỏ lác mà đưa gà tây vào nuôi thì thuận lợi biết bao.

Thức ăn của gà tây cũng giống như gà ta. Nó cũng ăn ngũ cốc, đậu đỗ, cám bã. Ngoài ra, nó ăn tới 30-40% là rau xanh, cỏ lác. Vì vậy, người nuôi gà tây thường chăn thả trên những bãi cỏ, những cánh đồng hoặc nuôi nhốt trong những sân chơi rộng. Điều quan trọng là nó cần nơi cao ráo, thoáng mát, không ẩm thấp. Nó rất sợ tiết trời âm u, ướt át, lạnh lẽo. Kiểu thời tiết đó rất dễ sinh bệnh. Ta không cho gà ra ngoài vào những lúc đó.

Gà tây chỉ khó nuôi ở giai đoạn từ 3 tháng tuổi đổ lại. Thời gian này ta cần đầu tư đủ thức ăn, tiêm phòng theo đúng lịch, giữ ấm cho gà và đảm bảo cho chuồng nuôi thông thoáng, sạch sẽ, ấm áp.

Sau 3 tháng tuổi, nuôi chúng dễ hơn nhiều. Chúng ăn khỏe, lớn nhanh và ít bị bệnh tật. Gà tây nuôi 6-7 tháng thì bán tốt. Tùy từng giống (gà tây đen, gà tây trắng hoặc gà tây lông màu đồng) mà trọng lượng của chúng có thể đạt từ 10-20kg/con. Con đực bao giờ cũng lớn hơn con cái. Giá thịt gà tây cũng khá cao, từ 90.000-120.000 đồng/kg. Như vậy, một con gà tây cũng có thể bán được cả triệu bạc. Trừ chi phí đi, mỗi con cũng lãi vài trăm nghìn. Bà con thường nuôi mỗi đàn vài trăm con. Tiền thu được đâu nhỏ.

Kỹ thuật nuôi gà lôi ( gà Tây )

Giai đoạn úm gà con từ 1-4 tuần tuổi

1. Lồng úm gà tây:

Lồng úm được đóng bằng khung gỗ, nẹp tre hay lưới mắt cáo 1x1cm, có nắp đậy, kích thước 2x1x0,5m. Nếu không có lồng, có thể úm nền, lót trấu khô và sạch dày 10-15cm. Trong tuần úm đầu tiên, nên thay giấy lót hàng ngày, 3 tuần lễ đầu phải úm cho gà đủ ấm và tránh chó, mèo, chuột….

Mật độ úm gà tây: 1-2 tuần: 50 con/m2; 2-4 tuần: 25 con/m2.

Nhiệt độ úm: Dùng đèn điện 75W sưởi ấm và thắp sáng, 1 bóng/m2 lồng úm có thể úm bằng gas, hoặc đèn dầu, nhưng phải đủ nhiệt cho gà.

– Tuần thứ 1: từ 35-320C.

– Tuần thứ 2: 31-290C.

– Tuần thứ 3: 28-250C.

– Tuần thứ 4: Nhiệt độ bình thường.

Mỗi tuần giảm dần 30C là thích hợp.

2. Thức ăn cho gà tây:

Giai đoạn 1-2 ngày đầu nên cho gà ăn bắp xay nhuyễn, từ ngày thứ ba trở đi, bắt đầu cho ăn thức ăn hỗn hợp của gà con: protein thô 22%, năng lượng trao đổi 2.900-3.000 Kcal/kg thức ăn.

– Tuần thứ 1: 20-30 g/con ngày.

– Tuần thứ 2:420-50 g/con ngày.

– Tuần thứ 3: 60-70 g/con ngày.

– Tuần thứ 4: 80-100 g/con ngày.

Cho gà ăn nhiều lần trong ngày (ít nhất 4-5 lần/ngày).

3. Nước uống cho gà tây:

Dùng nước sạch, mát đựng trong bình nhựa cho gà uống, nên bổ sung sinh tố tổng hợp: B-complex hoặc Ovimix cho gà uống.

III. Giai đoạn gà choai 5-8 tuần tuổi:

1. Chuồng nuôi gà tây:

Chuồng nuôi nên lót trấu 8-10cm, thoáng mát, khô ráo, sạch sẽ… Mật độ 8-10 con/m2, chuyển dần sang giai đoạn thả vườn.

2. Thức ăn gà tây:

Yêu cầu protein thô 20%, năng lượng trao đổi 2.800-2.900 Kcal/kg thức ăn, có thể dùng thức ăn hỗn hợp hoặc thức ăn tự trộn, nhưng phải cân đối đầy đủ các chất dinh dưỡng, nhất là đạm, khoáng và sinh tố… Gà tây có khả năng tiêu hóa và hấp thụ tốt thức ăn thô xanh, cho nên ngay từ giai đoạn này cần tập trung cho gà ăn rau xanh. Cho ăn 3-4 lần/ngày.

3. Nước uống:

Cung cấp đầy đủ nước sạch và mát cho gà.

IV. Giai đoạn thả vườn 9-28 tuần tuổi.

+ Giai đoạn nuôi thịt thả vườn:

1. Chuồng nuôi gà tây:

Nên lót trấu 8-10cm, thoáng mát, khô ráo, sạch sẽ, trong chuồng nên gác kèo đậu cho gà ngủ, nghỉ, mật độ 4-5 con/m2. Có thể nuôi gà bằng chuồng sàn, trên ao thả cá sẽ cho hiệu quả kinh tế cao hơn.

2. Thức ăn gà tây: Yêu cầu protein thô 16-18%, năng lượng trao đổi 2.800-2.900 Kcal/kg thức ăn.

3. Nước uống: Cung cấp đầy đủ nước uống sạch và mát cho gà dưới bóng mát các gốc cây.

4. Vỗ béo gà tây: 7-10 ngày trước khi xuất bán, nên vỗ béo gà tây bằng lúa, gạo, tấm, bắp xay nấu.

+ Giai đoạn nuôi gà tây hậu bị thả vườn: Cần lưu ý cho gà ăn vừa phải để khống chế khối lượng, tránh mập quá hay ốm quá, gà đều đẻ kém, không vỗ béo gà hậu bị để nuôi sinh sản.

V. Giai đoạn gà tây sinh sản

1. Thức ăn: Thức ăn cho gà đẻ yêu cầu cao hơn gà thịt, protein thô 18-20%, năng lượng trao đổi 2800-2900 Kcal/kg thức ăn, cho nên cần bổ sung thêm thức ăn giàu đạm, khoáng và sinh tố cho gà như: cá, tôm, cua… Gà tây ăn nhiều rau xanh, mỗi ngày có thể ăn từ 300-400 g/con.

2. Ghép trống mái: Từ tuần tuổi thứ 25-26, nên ghép trống mái theo tỷ lệ thích hợp, 1 trống/5-6 mái.

3. ổ đẻ: Đóng bằng nẹp hay ván gỗ, kích thước 1,2×0,4×0,6m, để xung quanh vách chuồng.

4. Bảo quản trứng ấp: Bảo quản trứng trong phòng mát 18-200C là tốt nhất, nếu không có điều kiện thì chỉ nên bảo quản trứng tối đa là 5-6 ngày, trước khi đưa vào máy ấp.

VI. Thú ý – phòng bệnh cho gà tây

Thực hiện 3 sạch: ăn sạch, uống sạch, ở sạch, cần bổ sung kháng sinh và vitamin cho gà 3-5 ngày để tăng sức đề kháng và chống stress, thường xuyên theo dõi đàn gà để phòng, trị bệnh kịp thời. Giai đoạn gà con, gà tây hay bị bệnh đậu, bệnh đường hô hấp, bệnh đường tiêu hóa,….

Bình luận

Bản quyền © 2019.